Theo quyết định 30 của UBND tỉnh, mức bồi thường đối với cây trồng cụ thể như sau:
- Đối với cây trồng hàng năm
+ Tại thời điểm thu hồi đất cây trồng hàng năm đã đến thời kỳ thu hoạch thì không được bồi thường.
+ Tại thời điểm thu hồi đất cây trồng hàng năm chưa đến thời kỳ thu hoạch thì mức bồi thường bằng giá trị sản lượng của một (01) vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của một (01) vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong ba (03) năm trước liền kề của loại cây trồng đó tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.
+ Tại thời điểm thu hồi đất mà trên đất thu hồi không có cây trồng, nhưng thời gian từ thời điểm thông báo thu hồi đất đến thời điểm thu hồi đất, người có đất bị thu hồi phải ngừng sản xuất thì được hỗ trợ. Mức hỗ trợ tính bằng 40% mức bồi thường đối với cây trồng ở vụ trước theo đơn giá bồi thường.
- Đối với cây lâu năm bao gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, lấy lá, cây rừng, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây tại thời điểm thu hồi đất, giá trị này không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất. Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm để tính bồi thường được xác định như sau:
+ Cây lâu năm là loại thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân (x) với giá bán một (01) cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có);
+ Cây lâu năm là loại thu hoạch nhiều lần (cây ăn quả, cây lấy dầu, nhựa...) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường là giá bán vườn cây ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có);
+ Đối với cây lấy gỗ đã đến thời kỳ thu hoạch thì giá trị bồi thường xác định theo đơn giá quy định trừ (-) giá trị thu hồi. Giá trị thu hồi xác định bằng 30% giá trị bồi thường.
+ Cây lâu năm đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời kỳ xây dựng cơ bản thì giá trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá thị trường tại địa phương; Nếu cây chưa cho thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;
+ Đối với cây lâu năm đến thời hạn thanh lý thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ, mức chi phí tối đa không quá 10% giá trị bồi thường.
+ Cây rừng trồng bằng nguồn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng.
*Mức bồi thường đối với vật nuôi là thủy sản:
- Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không bồi thường.
- Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường theo quy định, giá trị bồi thường không bao gồm giá trị đầu tư ao hồ.
- Đối với đất nuôi trồng thủy sản bị thu hồi từ 30% diện tích của thửa đất, phần diện tích còn lại bị ảnh hưởng trực tiếp, căn cứ mức độ bị ảnh hưởng thực tế Hội đồng Bồi thường hỗ trợ xác định hỗ trợ, mức hỗ trợ tối đa không quá 50% mức bồi thường.
- Đối với đất nuôi trồng thủy sản bị thu hồi dưới 30% diện tích của thửa đất, phần diện tích còn lại bị ảnh hưởng trực tiếp, căn cứ mức độ bị ảnh hưởng thực tế Hội đồng Bồi thường xác định hỗ trợ. Diện tích hỗ trợ tối đa không quá 50% diện tích còn lại; mức hỗ trợ tối đa không quá 50% mức bồi thường.
Quyết định này sẽ thay thế Quyết định số 49/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất và Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của UBND tỉnh về việc bổ sung đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 49/2014/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Hà Nam.
Chiều 16/5, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả công tác bảo đảm TTATGT quý I, triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025. Đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia chủ trì hội nghị. Cùng dự hội nghị có đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT quốc gia; các thành viên Ủy ban ATGT quốc gia; đại diện các bộ, ban, ngành liên quan. Dự, chủ trì tại điểm cầu Hà Nam có đồng chí Trần Xuân Dưỡng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban ATGT tỉnh; đại diện Ban ATGT tỉnh và một số sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố.
"Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới" là chủ đề Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ 30 diễn ra sáng 16/5, tại Hà Nội do Báo Hànộimới đăng cai tổ chức. Hội thảo là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6-2025).
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 16/5, Quốc hội thảo luận ở tổ cho ý kiến về: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 của Quốc hội. Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nam thảo luận ở tổ 16.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.