Những loại gia vị giúp giảm huyết áp

Tư vấn 05:32 16/05/2022 VNE
Tỏi, quế, gừng, húng quế tây, mùi tây… chứa các hợp chất hoạt động như chất chẹn kênh canxi hoặc thuốc ức chế men chuyển tự nhiên, giúp giảm huyết áp.

Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu (tối đa) lớn hơn 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương (tối thiểu) lo lớn hơn 90mmHg. Người bệnh có thể kiểm soát huyết áp bằng các loại thuốc, chẳng hạn như thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc chẹn kênh canxi.

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể làm giảm huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim. Các nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại thảo mộc và gia vị có thể làm giảm mức huyết áp. Vì vậy, bạn có thể thêm chúng vào chế độ dinh dưỡng. Dưới đây là 10 loại thảo mộc có thể giúp giảm huyết áp.

Hạt cần tây

Hạt cần tây là một loại gia vị đa năng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, chẳng hạn như sắt, magie, mangan, canxi và chất xơ. Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng hợp chất trong chiết xuất hạt cần tây có thể giúp giảm huyết áp bằng cách hoạt động như một chất chẹn kênh canxi tự nhiên. Ngoài ra, hạt cần tây là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, có liên quan đến việc giảm huyết áp.

Tỏi

Tỏi rất giàu hợp chất có lợi cho tim mạch. Tỏi chứa các hợp chất lưu huỳnh, chẳng hạn như allicin có thể giúp tăng lưu lượng máu, thư giãn các mạch máu. Những yếu tố này có thể giúp giảm huyết áp.

Một đánh giá của 12 nghiên cứu gồm 550 người bị huyết áp cao cho thấy, ăn tỏi làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lần lượt là 8,3 mmHg và 5,5 mmHg. Mức giảm này tương tự như tác dụng của thuốc huyết áp. Một nghiên cứu kéo dài 24 tuần với 30 tình nguyện viên chứng minh rằng 600-1.500 mg chiết xuất tỏi có hiệu quả giảm huyết áp tương đương với thuốc Atenolol.

Gừng, tỏi là những gia vị tốt cho tim mạch. Ảnh: Freepik

Quế

Người ta sử dụng quế nhiều thế kỷ trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh về tim, bao gồm cả huyết áp cao. Một đánh giá của 9 nghiên cứu bao gồm 641 người tham gia cho thấy, dùng quế làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lần lượt là 6,2 mmHg và 3,9 mmHg. Hiệu ứng này mạnh hơn nếu dùng quế liên tục trong 12 tuần.

Một đánh giá khác gồm 139 bệnh nhân tiểu đường loại 2 đã phân tích tác dụng của việc tiêu thụ quế. Kết quả cho thấy, những người dùng 500-2.400 mg quế mỗi ngày trong 12 tuần đã giảm được trung bình 5,39 mmHg huyết áp tâm thu và 2,6 mmHg huyết áp tâm trương.

Gừng

Gừng được sử dụng suốt nhiều thế kỷ để cải thiện sức khỏe tim mạch bao gồm tuần hoàn, cholesterol và huyết áp. Cả nghiên cứu trên người và động vật đều chỉ ra rằng gừng có thể làm giảm huyết áp theo một số cách. Nó hoạt động như một chất chẹn kênh canxi và chất ức chế ACE tự nhiên.

Theo một nghiên cứu với hơn 4.000 tình nguyện viên, những người tiêu thụ nhiều gừng nhất, 2-4 gram mỗi ngày, có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp thấp nhất.

Thảo quả

Thảo quả (bạch đậu khấu) là một loại gia vị thơm ngon, có vị hơi ngọt, nồng, chứa nhiều chất chống oxy hóa khác nhau có thể giúp giảm huyết áp.

Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần, gồm 12 người trưởng thành mới được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp cho thấy, dùng 3 gram bột thảo quả mỗi ngày làm giảm huyết áp xuống gần mức bình thường. Tuy nhiên, nghiên cứu trong lĩnh vực này còn khá mới. Do đó, các nhà khoa học cần tiến hành các nghiên cứu bổ sung để phân tích sâu hơn về tác dụng của thảo quả đối với bệnh huyết áp cao ở người.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.

Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 02 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng

Đầu tư  |  06:16 05/05/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng: phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.

Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm tài năng học sinh – Fschool Talent Show Hà Nam 2024

Văn hóa  |  06:07 05/05/2024

Tối 4/5, tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Hà Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) phối hợp với Trường Phổ thông liên cấp FPT Hà Nam tổ chức vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm tài năng – Fschool Talent Show Hà Nam 2024.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC