Hậu Covid-19 vẫn ho, có nên dùng kháng sinh?

Hỏi đáp về dịch Covid-19 05:45 11/04/2022 NDĐT
Trong thời gian mắc Covid-19, virus gây tổn thương các tế bào lớp niêm mạc đường hô hấp, để lại sẹo. Sau khỏi bệnh, tổn thương này vẫn dễ kích thích, gây ra những cơn ho. Tuy nhiên, người dân không nên tự ý dùng kháng sinh trị ho mà cần phải có chỉ định của bác sĩ. 

(Ảnh minh họa)

Câu hỏi: Tôi khỏi Covid-19 được 20 ngày nhưng triệu chứng ho vẫn dai dẳng. Theo bác sĩ, tôi có nên sử dụng kháng sinh điều trị hay không?

Trả lời: 

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp Việt-Nga, Bộ Quốc phòng

Trong thời gian mắc Covid-19, virus gây tổn thương các tế bào lớp niêm mạc đường hô hấp, để lại sẹo. Sau khỏi bệnh, tổn thương này vẫn dễ kích thích, gây ra những cơn ho.

Đồng thời, có không ít trường hợp sau mắc Covid-19 bị viêm họng, trào ngược dịch dạ dày... cũng có thể gây ho.

Tuy nhiên, nếu thấy triệu chứng ho kéo dài, lo lắng bệnh trở nặng nên tự ý uống kháng sinh điều trị, là hoàn toàn sai lầm.

Đầu tiên, thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus. Lạm dụng kháng sinh sẽ khiến gan, thận bị quá tải, trong khi cơ thể đang kiệt quệ do virus tấn công.

Bên cạnh đó, việc dùng không đúng sẽ khiến vi khuẩn bị nhờn thuốc, lần sau nếu nhiễm khuẩn thì các kháng sinh đó không còn tác dụng, làm bác sĩ mất đi vũ khí điều trị cho bệnh nhân.

Vì thế, sau nhiễm Covid-19 vẫn ho dai dẳng, bạn có thể sử dụng mật ong, siro thảo dược giảm ho.

Với triệu chứng ho khan, có thể lúc này cơ thể vẫn còn virus, nhiễm virus đường hô hấp khác hoặc ho do dị ứng, khói thuốc, hóa chất... Cách xử lý là dùng giảm ho bổ phế, thuốc chống dị ứng thế hệ cũ như alimemazine, diphenhydramin (theralene hoặc benadryl hay các loại có thành phần tương tự).

Đối với trường hợp bệnh nhân lo lắng, mất ngủ, suy nghĩ nhiều... có thể làm tăng tiết acid dạ dày, rối loạn co thắt dạ dày thực quản, cũng gây ho khan thì cần dùng kháng acid để trung hòa dịch vị dạ dày. Người bệnh có thể sử dụng thuốc an thần nhẹ để giảm lo lắng, căng thẳng.

Khi có triệu chứng ho có đờm, có thể do viêm phế quản, viêm phổi bội nhiễm vi khuẩn. Các trường hợp này phải được bác sĩ khám và chỉ định dùng kháng sinh, thuốc long đờm (thường dùng loại ambroxol). Bạn cần đi khám chuyên khoa hô hấp để được xử lý triệt để, không nên tự dùng kháng sinh.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập tỉnh, thành phố ngay

Chính trị  |  21:00 27/11/2024

Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.

Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Khoa học - Công nghệ  |  18:16 27/11/2024

Chiều 27/11, tại thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 (TECHFEST Việt Nam 2024), với tinh thần “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức. Cùng dự có lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương; một số cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế.

Nhiều biển báo giao thông bị che khuất, gây khó khăn cho người tham gia giao thông

Thư viện ảnh  |  14:36 27/11/2024

Các biển báo giao thông có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, hiện nay trên một số tuyến đường của tỉnh nhiều biển báo giao thông bị che khuất, gây khó khăn cho việc quan sát của người tham gia giao thông, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn, va chạm giao thông.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC