Câu hỏi: Người nhiễm Covid-19 bị nổi ban ở da thế nào? Triệu chứng nào thì cần sự hỗ trợ của bác sĩ.
Trả lời:
Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn, Phó chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và tái tạo, Viện Bỏng Quốc gia:
Tình trạng bệnh nhân Covid-19 bị nổi ban xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Một nghiên cứu phân tích tổng hợp 2.261 bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 cho thấy triệu chứng phát ban ở da vào khoảng 1%.
Một số triệu chứng chung liên quan đến phát ban trong Covid-19 bao gồm:
Mất màu da: Ban thay đổi màu hơn so với vùng da xung quanh. Ở da trắng, ban trông đỏ, hồng hoặc sắc tím. Ở da đen, ban có thể có màu tím, xám tro hoặc nâu đen.
Phù: Những vùng bị ảnh hưởng có thể phù lên so với vùng da xung quanh
Ngứa: Nhiều, nhưng không phải tất cả các loại ban Covid-19 gây ngứa.
Trong một số trường hợp, ban xuất hiện lúc khỏi phát triệu chứng Covid-19. Trong một số trường hợp khác, ban có thể xuất hiện nhiều ngày sau khi các triệu chứng khác đã tiến triển.
Hình dạng chính xác của ban Covid-19 có thể thay đổi tùy cá nhân. Ban Covid-19 có thể xuất hiện dưới những hình dạng khác nhau:
Mày đay: Ban Covid-19 có thể xuất hiện như những mảng gây ngứa và mày đay. Thường ở vị trí chi và thân mình.
Dát và sẩn: trong một vài trường hợp, ban Covid-19 có thể bao gồm những điểm ngứa phẳng hoặc dày lên. Loại ban này có thể ảnh hưởng thân mình.
Ban với bọng nước: Loại ban Covid-19 này có thể xuất hiện kèm bọng nước tương tự như bệnh thủy đậu. Thường xuất hiện ở thân mình và ngứa.
Dạng ren: Một số ban Covid-19 có thể có những vòng bạc màu sắc tố hình dạng ren hay lưới. Loại bạn Covid-19 điển hình xuất hiện ở chân.
Các chấm điểm: Có thể bao gồm các chấm điểm màu đen. Chân là vùng thường bị ảnh hưởng nhất.
Ban ngón chân: Còn được gọi là “ngón chân Covid-19”, loại ban này có thể gây những mảng bạc màu và phù một hoặc nhiều ngón chân.
Một số cơ chế có thể gây nên ban Covid-19
Nhiễm trùng trực tiếp mô da bởi Covid-19; Hoạt động của hệ miễn dịch; Ảnh hưởng của tình trạng tăng đông máu trong Covid-19.
Sau khi tiêm vaccine, một số người có thể nổi ban. Nguyên nhân có thể do: Phản ứng dị ứng, Một số người dị ứng với vaccine Covid-19.
Phản ứng dị ứng đối với vaccine Covid-19 có thể nghiêm trọng hoặc không. Không nghiêm trọng là tình trạng ban xuất hiện sau 4 giờ tiêm vaccine. Bao gồm các triệu chứng như mày đay, phù, khò khè.
Tình trạng nghiêm trọng là sốc phản vệ, ban xuất hiện sau vài phút sau tiêm vaccine có thể bao gồm mày đay, phù mặt và cổ họng, chóng mặt và ngất.
Nếu người nào bị dị ứng với vaccine mũi đầu tiên, không nên tiêm tiếp mũi 2 cùng loại.
Ngoài ra, có một số người có ban tại vùng chích, còn được gọi là “cánh tay Covid”! Loại ban này hay gặp sau tiêm vaccine Moderna, và điển hình xuất hiện sau khi tiêm mũi đầu tiên. Tuy nhiên, nó có thể sau tiêm mũi thứ 2 và sau cả 2 liều. Phát ban muộn tại vùng chích có thể sau 1 tuần sau tiêm vaccine và kéo dài 4 ngày
Điều trị ban Covid-19:
Nếu phát ban, tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ, vì nó rất khó phân biệt và dễ nhầm lẫn với các tình trạng y khoa khác.
Nếu bạn có Covid-19 và có xuất hiện ban, ban Covid-19 có thể biến mất trong 1 tuần.
Có thể điều trị ban tại nhà bằng cách: Chườm lạnh vùng ngứa, và phù; Tắm trong dung dịch bột yến mạch (oatmeal bath): có thể giúp đỡ ngứa và kích thích da; Sử dụng các loại thuốc không kê đơn sử dụng tại chỗ: như kem hydrocortisone và lotion chứa thành phần calamine; Tránh gãi vì càng gãi sẽ càng ngứa và tăng nguy cơ sẹo, nhiễm trùng, thay đổi sắc tố vùng gãi.
Nếu bị nặng bạn có thể cần sự trợ giúp của bác sĩ, các thuốc kê đơn có thể bao gồm các thành phần có chứa corticosteroids uống hoặc tại chỗ.
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
Chiều 27/11, tại thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 (TECHFEST Việt Nam 2024), với tinh thần “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức. Cùng dự có lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương; một số cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế.
Các biển báo giao thông có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, hiện nay trên một số tuyến đường của tỉnh nhiều biển báo giao thông bị che khuất, gây khó khăn cho việc quan sát của người tham gia giao thông, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn, va chạm giao thông.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.