Với sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện nay vaccine không còn là "sản phẩm quý hiếm chỉ dành cho trẻ em, các nhà sản xuất đã làm ra nhiều vaccine hơn và nhiều loại dùng được cho người lớn, thậm chí trung niên, người cao tuổi. Tiêm ngừa vaccine ngoài việc bảo vệ cho chính người được tiêm chủng còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giảm nguồn lây bệnh cho cộng đồng. Chính vì vậy, mọi độ tuổi đều cần được bảo vệ bằng vaccine.
Bác sĩ CKI. Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, trẻ nhỏ là lứa tuổi có hệ miễn dịch non kém, chưa hoàn thiện dễ bị mầm bệnh truyền nhiễm tấn công. Khi mắc bệnh, trẻ dễ bị diễn tiến nặng, kéo dài thời gian điều trị, thậm chí nguy cơ tử vong. Tiêm vaccine đủ liều, đúng lịch không chỉ giúp trẻ bảo vệ những năm đầu đời mà còn phòng ngừa những mối đe dọa bệnh tật chưa có phương thức điều trị như ung thư về sau khi trưởng thành.
Mặc dù vậy, có nhiều loại vaccine trẻ chưa được tiêm do chưa đủ tuổi, hoặc bỏ lỡ lịch tiêm do nhiều lý do khác nhau khiến không thể tiêm ngừa những loại vaccine đặc hiệu trong những năm đầu đời.
Người lớn tiêm đầy đủ các loại vaccine không chỉ phát huy hiệu quả bảo vệ trực tiếp cho bản thân mà còn bảo vệ tối đa những người thân trong gia đình. Nhất là khi người lớn là đối tượng thường xuyên tiếp xúc xã hội, nguy cơ mang mầm bệnh từ bên ngoài xã hội về lây nhiễm cho cả gia đình rất cao, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi, người có bệnh lý nền - vốn là những đối tượng nhạy cảm cần được bảo vệ tối đa.
Chưa kể đến việc người lớn chưa chủng ngừa Covid-19 hoặc đã được chủng ngừa nhưng chưa đủ kháng thể để phòng bệnh càng cần củng cố hệ miễn dịch, tiêm ngừa đầy đủ các loại vaccine khác và tiêm nhắc lại đúng lịch để hỗ trợ hệ hô hấp, bảo vệ lá phổi, trang bị cho mình "bức tường lửa" chống lại bệnh truyền nhiễm, từ đó bảo vệ cả gia đình hiệu quả.
Dưới đây là những vaccine chủng ngừa hiệu quả các bệnh truyền nhiễm cho cả gia đình, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người lớn, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.
Vaccine cúm
Người lớn tuổi có nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do cúm cao nhất, cụ thể 70% đến 85% trường hợp tử vong do cúm là người trên 65 tuổi. Do vậy đối tượng này được khuyến cáo nên tiêm chủng đầy đủ vaccine cúm mỗi năm.
Hiện nay Việt Nam đang lưu hành 2 loại vaccine cúm tứ giá thế hệ mới, trong đó vaccine cúm tứ giá Vaxigrip Tetra (Pháp) được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi, vaccine cúm tứ giá Influvac Tetra (Hà Lan) được chỉ định tiêm cho trẻ từ 3 tuổi. Người lớn tiêm nhắc lại các vaccine này mỗi năm một lần.
Vaccine cúm cần được tiêm mỗi năm một lần vì miễn dịch giảm theo thời gian. Bên cạnh đó các loại virus gây bệnh cúm cũng thay đổi hằng năm và thành phần vaccine chủng ngừa cúm cũng thường xuyên được điều chỉnh để phù hợp với các chủng virus xuất hiện theo từng thời điểm.
Vaccine ho gà, bạch hầu, uốn ván
Ho gà, bạch hầu, uốn ván là những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu với trẻ em, người lớn vẫn có thể mắc bệnh bình thường. Bệnh thường để lại hậu quả nặng nề như viêm dây thần kinh, ngừng thở, thậm chí tử vong.
Vaccine phòng bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván được khuyến cáo nên tiêm cho đúng lịch, đủ mũi bao gồm cả mũi tiêm nhắc lại do sự bùng phát của các bệnh này trên toàn thế giới ngày càng gia tăng.
Có hai loại vaccine phòng Ho gà, bạch hầu, uốn ván cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên và người lớn, trong đó vaccine Adacel (Canada) được chỉ định sử dụng làm mũi nhắc 1 liều duy nhất cho người từ 4 tuổi đến 64 tuổi. Vaccine Boostrix (Bỉ) được chỉ định chủng ngừa nhắc lại cho người từ 4 tuổi trở lên tạo đáp ứng kháng thể chống 3 bệnh trên với lịch tiêm 1 mũi duy nhất. Cả hai vaccine đều được khuyến cáo chủng ngừa nhắc lại mỗi 10 năm 1 lần.
Vaccine phòng các bệnh do phế cầu khuẩn
Phế cầu khuẩn gây viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, người lớn tuổi và người có bệnh lý nền, có thể gây tử vong trong 24 giờ.
Tại VNVC, có hai loại vaccine phòng các bệnh do phế cầu khuẩn là Synflorix (Bỉ) và Prevenar 13 (Bỉ). Trong đó, vaccine Synflorix được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi - 5 tuổi, vaccine Prevenar 13 được khuyến cáo tiêm cho trẻ em từ 6 tuần tuổi, người lớn đặc biệt là người cao tuổi, người có bệnh nền mãn tính... Hai loại vaccine có tính an toàn cao, cho hiệu quả bảo vệ lâu dài.
Vaccine Sởi - Quai bị - Rubella
Sởi, quai bị, rubella đều là những bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp nếu chưa có kháng thể phòng bệnh. Bệnh thường có các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng. Phụ nữ mang thai nếu nhiễm bệnh có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh thai nhi, sinh non hoặc thai chết lưu.
Vaccine MMR II (Mỹ) là vaccine phối hợp giúp phòng ngừa cùng lúc 3 bệnh sởi, quai bị, rubella chỉ trong 1 mũi tiêm, cho hiệu giá kháng thể bảo vệ cao. Đây là vaccine dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.
Vaccine phòng viêm màng não do não mô cầu
Bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi do não mô cầu khuẩn cũng là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, rất khó chẩn đoán. Bệnh có nguy cơ gây tử vong nhanh với tỷ lệ 50% nếu không được điều trị kịp thời, ngay cả khi được phát hiện và điều trị thì tỷ lệ tử vong cũng lên tới 8-15%.
Hiện nay, có hai loại vaccine ngừa viêm màng não do não mô cầu tại Việt Nam. Vaccine VA-Mengoc-BC có thể tiêm khi trẻ từ từ 6 tháng đến người lớn 45 tuổi phòng bệnh não mô cầu 2 nhóm huyết thanh B và C; hai là vaccine cộng hợp thế hệ mới Menactra (Mỹ) tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi đến người lớn 55 tuổi phòng bệnh do não mô cầu 4 nhóm huyết thanh là A,C,W,Y-135.
Vaccine viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao, lên đến 25-30%; 50% bệnh nhân gánh chịu di chứng nặng sau điều trị như: loét nhiễm trùng, phù não, xuất huyết tiêu hóa, động kinh và Parkinson,...
Tại Việt Nam hiện đang lưu hành 2 loại vaccine phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ em và người lớn với độ an toàn và hiệu quả cao. Vaccine Imojev (Thái Lan) được chỉ định phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn, vaccine Jevax (Việt Nam) chỉ định dự phòng bệnh cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn.
Vaccine thủy đậu
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh có thể gây biến chứng nặng ở trẻ và phụ nữ mang thai. Khoảng 30% trẻ sơ sinh tử vong do mắc thủy đậu lây từ mẹ. Tiêm vaccine là cách duy nhất, hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh, giảm tỷ lệ biến chứng và nhập viện nặng do thủy đậu.
Chuyên gia cho biết, người tiêm vaccine thủy đậu có khả năng phòng bệnh khoảng 92% (dao động từ 88-98%) sau 2 liều. Vaccine Varilrix (Bỉ) là vaccine đầu tiên phòng bệnh thủy đậu sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn, cần tiêm đủ 2 mũi để đảm bảo hiệu quả bảo vệ cao nhất. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể lựa chọn 2 loại vaccine thủy đậu khác là Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) được chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.
Bên cạnh đó còn các loại vaccine khác cũng dành cho cả trẻ em và người lớn là vaccine Twinrix (Bỉ) phòng viêm gan A+B cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn chưa có miễn dịch; vaccine Gardasil (Mỹ) phòng Ung thư cổ tử cung và các bệnh do virus HPV dành cho trẻ gái từ 9 tuổi và phụ nữ dưới 26 tuổi.
Ngày 10/1, theo tờ Politico, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu xác nhận rằng năm 2024 là lần đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu trong 12 tháng liên tiếp vượt 1,6°C so với mức thời tiền công nghiệp.
Chiều 10/1, Đoàn Thanh niên cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh - Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh tổ chức hội nghị ra mắt Cổng thông tin điện tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà Nam; công bố Bộ Tư liệu trực quan tuyên truyền di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; triển khai mạng lưới chia sẻ kiến thức cho thanh thiếu niên và phát động Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam. Đồng chí Nguyễn Đức Vượng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự, phát biểu chỉ đạo.
Đánh giá kết quả hoạt động công tác Đảng (CTĐ), công tác chính trị (CTCT) của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh năm 2024 cho thấy: Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã bám sát yêu cầu, nhiệm vụ, tình hình địa phương, đơn vị, chủ động triển khai thực hiện hoàn thành toàn diện các mặt công tác và đạt kết quả thiết thực.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.