Bộ Y tế điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19

Y tế 06:12 30/12/2021 PV
Ngày 29/12, Bộ Y tế có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19.

Nhân viên y tế đến nhà bệnh nhân F0 điều trị tại nhà. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Theo Bộ Y tế, hiện nay, tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với các biến chủng có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta và Omicron.

Tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát, tuy nhiên số ca mắc mới có xu hướng tăng tại một số tỉnh, thành phố.

Để tiếp tục chủ động tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc, quản lý hiệu quả các ca bệnh COVID-19 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, phù hợp với điều kiện và nguồn lực của các địa phương, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tổ chức thực hiện giám sát bệnh COVID-19 với một số nhóm đối tượng.

Theo đó, ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong số các trường hợp:

Là người tiếp xúc gần (F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như: sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giám hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp.

Là người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) và có có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như trên.

Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.

Người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) là người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học... với ca bệnh xác định (F0) đang trong thời kỳ lây truyền.

Người ở, đến từ khu vực ổ dịch đang hoạt động.

Ca bệnh xác định (F0) là một trong số các trường hợp sau:

Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (PCR).

Là người tiếp xúc gần (F1) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2.

Là người có biểu hiện lâm sàng nghi mắc COVID-19 (ca bệnh nghi ngờ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1 với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

Bộ Y tế nêu rõ: Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Cùng với đó, Bộ Y tế định nghĩa người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp sau:

Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp dưới da, cơ thể...) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.

Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).

Theo Bộ Y tế, thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định (F0) được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT>30.

TIN MỚI CẬP NHẬT

WHO lạc quan về thỏa thuận toàn cầu ứng phó với các đại dịch tương lai

Quốc tế  |  05:55 03/12/2024

Ngày 2/12, các quốc gia đang cố gắng đàm phán một thỏa thuận toàn cầu về việc xử lý các đại dịch trong tương lai đã bắt đầu một tuần họp mới trong vòng đàm phán thứ 12.

Vang mãi bản hùng ca Chiến thắng Bình Giã

Chính trị  |  05:43 03/12/2024

Tối 2/12, tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964-2/12/2024) do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức trọng thể.

Hiệu quả mô hình “Tổ cựu chiến binh tự quản bảo đảm an toàn giao thông” ở Kim Bảng

Đoàn - Hội  |  05:33 03/12/2024

Thời gian qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Kim Bảng đã tích cực phối hợp với các ngành liên quan triển khai mô hình “Tổ CCB tự quản bảo đảm an toàn giao thông” tại các cổng trường. Bằng những việc làm thiết thực, tổ tự quản an toàn giao thông (ATGT) đã góp phần giảm ùn tắc giao thông vào giờ tan học, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông nói riêng và pháp luật nói chung cho học sinh và cha mẹ học sinh.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC