Cách lấy mẫu xét nghiệm Sars-CoV-2 qua dịch tỵ hầu

Hỏi đáp về dịch Covid-19 06:37 26/12/2021 VNE
Người bệnh cần thả lỏng, không gồng khi lấy mẫu, mẫu bệnh phẩm sau khi lấy cần bọc kín, đảm bảo an toàn tuyệt đối với môi trường bên ngoài.

Hầu là vách sau của mũi họng. Vùng hầu được chia thành 3 vùng tương ứng với mũi, miệng và thanh quản gọi là tỵ hầu, khẩu hầu và thanh hầu (hay còn gọi là hầu mũi, hầu miệng và hầu thanh quản). Tỵ hầu là nơi tập trung nhiều tế bào chứa virus nhất nên ngoáy ở đó sẽ lấy được bệnh phẩm chứa virus nhiều hơn.

Để lấy được dịch tại tỵ hầu, bệnh nhân cần ngồi yên, mặt hơi ngửa, trẻ nhỏ phải có người lớn giữ. Dưới đây là hướng dẫn từ Bộ Y tế về cách lấy dịch tỵ hầu:

- Người lấy bệnh phẩm nghiêng đầu bệnh nhân ra sau khoảng 70 độ, tay đỡ phía sau cổ bệnh nhân. Tay kia đưa nhẹ nhàng tăm bông vào mũi, vừa đẩy vừa xoay giúp tăm bông đi dễ dàng vào sâu một khoảng bằng 1/2 độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía.

Lưu ý: nếu chưa đạt được độ sâu như vậy mà cảm thấy có lực cản rõ thì rút tăm bông ra và thử lấy mũi bên kia. Khi cảm thấy tăm bông chạm vào thành sau họng mũi thì dừng lại, xoay tròn rồi từ từ rút tăm bông ra

- Giữ tăm bông tại chỗ lấy mẫu trong vòng 5 giây để đảm bảo dịch thấm tối đa; từ từ xoay và rút tăm bông ra. - Đặt đầu tăm bông vào tuýp đựng bệnh phẩm có chứa môi trường vận chuyển và bẻ cán tăm bông tại điểm đánh dấu để có độ dài phù hợp với độ dài của tuýp chứa môi trường vận chuyển. Que tăm bông sau khi lấy dịch ngoáy mũi sẽ được để chung vào tuýp môi trường chứa que tăm bông lấy dịch ngoáy họng. - Đóng nắp, xiết chặt, bọc ngoài bằng giấy parafin (nếu có). - Bảo quản mẫu trong điều kiện nhiệt độ 2-8 độ C trước khi chuyển về phòng xét nghiệm. Nếu bệnh phẩm không được vận chuyển đến phòng xét nghiệm trong vòng 72 giờ kể từ khi lấy mẫu, các mẫu bệnh phẩm phải được bảo quản trong âm 70 độ C (-70 độ C) và sau đó phải được giữ đông trong quá trình vận chuyển đến phòng xét nghiệm.

Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ đặt ngồi trên đùi của cha mẹ, lưng của trẻ quay về phía ngực cha mẹ. Cha mẹ cần ôm trẻ bằng cách giữ chặt cơ thể và tay trẻ, đỡ đầu trẻ ngả ra phía sau.

Các bác sĩ khuyến cáo test nhanh dương tính thì không chắc chắn đã mắc Covid-19, cần bình tĩnh xử trí phù hợp. Ảnh: Haltonhillschamber

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn Khoa Nhiễm Khuẩn - thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết nhân viên y tế lấy mẫu hàng loạt, vì vậy kỹ thuật nhuần nhuyễn, nhanh, gọn, chuẩn xác, nhẹ nhàng, ít khó chịu. Trong trường hợp lấy mẫu bệnh phẩm, tự test Covid-19 tại nhà, tư thế ngồi khó đúng chuẩn, bạn khó hình dung ra đường đi của tăm bông. Do đó, bí kíp là bản thân cần thả lỏng, không gồng cơ. Khi đưa que tăm bông vào thì đi chậm rãi, lúc rút que ra thì đi nhanh hơn. Như vậy, bạn sẽ đỡ khó chịu hơn. Ngoài ra, để lấy mẫu không đau, bạn nên giữ chắc tay, không để tay rung.

Trên que lấy mẫu, bạn sẽ thấy có một khấc màu đỏ. Đưa que lấy mẫu vào mũi đủ sâu tức là bạn cần đưa qua khấc này. Bạn ngửa cổ ra, đưa que vào mũi một cách từ từ, khi đụng đến vùng tỵ hầu thì xoay nhẹ một lúc, rồi kéo ra một cách nhẹ nhàng.

Trong gia đình nếu người già không tự lấy được mẫu thì người khác có thể hỗ trợ. Người lấy mẫu cần đeo khẩu trang N95 là tốt nhất, đeo kính chống giọt bắn, đeo găng tay, rửa tay khử khuẩn trước và sau khi thực hiện lấy mẫu.

Các bác sĩ khuyến cáo test nhanh dương tính thì không chắc chắn đã mắc Covid-19, cần bình tĩnh xử trí phù hợp. Với một người có tiếp xúc dịch tễ hoặc có triệu chứng, kết quả test nhanh dương tính nCoV thì khả năng xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR cũng sẽ dương tính. Tuy nhiên, có những trường hợp test nhanh dương nhưng PCR âm tính. Vậy nên, về nguyên tắc, người dân test nhanh tại nhà, khi có kết quả cần tham khảo thêm ý kiến chuyên gia y tế để có hướng giải quyết thích hợp.

Trong thời gian đó, bạn nên tự cách ly tại nhà, cách ly thành viên còn lại, thường xuyên theo dõi dấu hiệu bản thân như sốt, cần có cặp nhiệt độ đo từ 2- 3 lần để xem mình có sốt không, kẹp ở nách nếu 38,5 độ là sốt. Nếu có biểu hiện thông thường như sốt, ho, mất khứu giác, vị giác, mệt mỏi... cần nhanh chóng thông báo đến nhân viên y tế theo quy trình.

Test nhanh kháng nguyên là xét nghiệm chẩn đoán nhanh phát hiện sự hiện diện kháng nguyên virus Covid-19 có trong mẫu dịch đường hô hấp. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, có kết quả chỉ sau 15-30 phút, cho phép nhanh chóng phát hiện người nhiễm bệnh. Những trường hợp có kết quả dương tính được cách ly riêng ngay và xét nghiệm khẳng định bằng RT-PCR.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập tỉnh, thành phố ngay

Chính trị  |  21:00 27/11/2024

Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.

Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Khoa học - Công nghệ  |  18:16 27/11/2024

Chiều 27/11, tại thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 (TECHFEST Việt Nam 2024), với tinh thần “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức. Cùng dự có lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương; một số cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế.

Nhiều biển báo giao thông bị che khuất, gây khó khăn cho người tham gia giao thông

Thư viện ảnh  |  14:36 27/11/2024

Các biển báo giao thông có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, hiện nay trên một số tuyến đường của tỉnh nhiều biển báo giao thông bị che khuất, gây khó khăn cho việc quan sát của người tham gia giao thông, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn, va chạm giao thông.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC