Các nhà nghiên cứu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho hay những người hồi phục sau khi mắc Covid-19 hoặc đã được tiêm vaccine đầy đủ có khả năng miễn dịch trước SARS-CoV2 trong ít nhất 6 tháng. Dù hiệu quả miễn dịch nhìn chung khá mạnh, những người đã tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm Covid-19 và những người từng nhiễm Covid-19 vẫn có thể tái nhiễm. Tuy nhiên, khi đó hệ thống miễn dịch của cơ thể đã nhận biết về virus và miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch do vaccine đều giúp làm giảm khả năng nhập viện hoặc tử vong.
Miễn dịch sau khi mắc Covid-19 mạnh đến đâu?
CDC cho hay khoảng 90% người từng mắc Covid-19 phát triển một lượng kháng thể trong cơ thể, nhưng mức độ kháng thể cao đến đâu hiện chưa rõ. Các nghiên cứu cho thấy nồng độ kháng thể cao nhất có thể gấp tới 200 lần hay 2.000%. Lượng kháng thể ở mỗi người sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ bệnh tình khi mắc Covid-19, bệnh lý nền hay tiền sử sử dụng thuốc.
Càng lớn tuổi, phản ứng miễn dịch của cơ thể càng giảm sau khi nhiễm bệnh hoặc tiêm chủng. Đó là lý do tại sao nhóm người cao tuổi được ưu tiên tiêm vaccine và tiêm liều tăng cường. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng không đạt được miễn dịch mạnh bằng những người mắc Covid-19 nặng.
Tuy nhiên nhìn chung, trong vòng 6-9 tháng sau khi hồi phục, tỷ lệ tái nhiễm của những người từng mắc Covid-19 giảm tới 80-93%.
Hiệu quả miễn dịch của vaccine
Hai tuần sau khi hoàn thành mũi vaccine thứ 2, hiệu lực miễn dịch chống Covid-19 mới tăng lên, khoảng 90% với các vaccine mRNA như Pfizer và Moderna, 66% với vaccine một liều Johnson & Johnson. Các thử nghiệm lâm sàng được tiến hành bởi Johnson & Johnson tại Mỹ cho thấy liều thứ 2 được tiêm sau ít nhất 2 tháng kể từ liều đầu tiên có thể làm tăng hiệu quả miễn dịch lên khoảng 94%. Đó là lý do tất cả những người tiêm vaccine Johnson & Johnson được khuyến cáo nên tiêm thêm một mũi khác sau 2 tháng tiêm mũi đầu tiên.
Hiện vẫn chưa rõ vaccine Covid-19 có khả năng bảo vệ cơ thể trong bao lâu. Một số bằng chứng cho thấy khả năng bảo vệ cơ thể giảm đi một chút theo thời gian khi lượng kháng thể suy giảm. Tuy nhiên, khả năng ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, gây nhập viện và tử vong, vẫn cao ngay cả khi không tiêm liều tăng cường.
Theo số liệu của CDC, vào thời kỳ cao điểm của số ca nhiễm biến chủng Delta hồi tháng 8, những người đã được tiêm vaccine đầy đủ ít khả năng mắc Covid-19 hơn người chưa tiêm vaccine tới 6 lần và khả năng tử vong cũng giảm 11 lần.
Sự khác biệt giữa kháng thể tự nhiên và kháng thể vaccine
Tiêm chủng tạo ra sự đột biến lớn trong việc trung hòa các kháng thể. Các protein hình chữ Y được các tế bào của hệ thống miễn dịch tạo ra để bám vào những vị trí cụ thể của virus và vô hiệu hóa để nó không thể lây nhiễm sang các tế bào và tạo ra nhiều bản sao của chính nó.
Các nhà nghiên cứu chưa xác định được sự khác nhau giữa kháng thể tạo ra do vaccine và do mắc Covid-19. Vaccine dường như tạo ra lượng kháng thể cao hơn so với việc mắc Covid-19. Tuy nhiên, những kháng thể này có tính chuyên biệt cao, chỉ có thể nhận ra các bộ phận của virus mà chúng được thiết kế để ngăn chặn.
"Các vaccine mRNA điều chỉnh tất cả các phản ứng miễn dịch với protein đột biến đơn lẻ", Tiến sĩ Alice Cho, Đại học Rockefeller ở New York, cho biết. "Có nhiều cách để ứng phó với virus hơn phương thức có trong một vaccine. Khi nhiễm bệnh, hệ thống miễn dịch học cách để nhận ra và bám vào nhiều phần của virus, chứ không chỉ phần tăng đột biến".
Việc ghi nhớ các mảnh và bộ phận khác nhau của tác nhân xâm lược từ bên ngoài, để có thể nhanh chóng nhận ra và tước vũ khí nếu nó quay trở lại, thuộc về các tế bào miễn dịch được gọi là tế bào ghi nhớ B. Các tế bào bộ nhớ B tạo ra các tế bào plasma, sau đó tạo ra các kháng thể được điều chỉnh riêng để bám vào mục tiêu của chúng.
Mức độ kháng thể giảm dần trong vài tháng khi các tế bào plasma chết đi, nhưng các tế bào bộ nhớ B khả năng tồn tại trong thời gian dài. Một nghiên cứu đo tuổi thọ của các tế bào ghi nhớ B ở chuột cho thấy những tế bào này có thể sống lâu như chính con chuột. Tế bào ghi nhớ B tạo ra từ việc tiêm phòng đậu mùa có thể tồn tại ít nhất 60 năm, tức gần như suốt đời.
Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Cho cũng phát hiện ra rằng khi các tế bào ghi nhớ B được huấn luyện bởi vaccine, chúng sẽ trở thành những kỳ quan có một không hai, tạo ra vô số lượng kháng thể giống nhau hết lần này đến lần khác.
Trong khi đó, các tế bào ghi nhớ B được huấn luyện bằng cách lây nhiễm virus thì linh hoạt hơn. Chúng tiếp tục phát triển trong vài tháng và tạo ra các kháng thể chất lượng cao hơn, dường như trở nên mạnh hơn theo thời gian và thậm chí có thể phát triển hoạt tính chống lại các biến thể trong tương lai. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng không nên mong chờ nhiễm Covid-19 với hy vọng nhận được những kháng thể linh hoạt hơn này, bởi việc mắc bệnh có thể gây tử vong.
Mắc Covid-19 đã khỏi có cần tiêm vaccine?
Miễn dịch sau khi mắc Covid-19 rồi tiêm vaccine được gọi là miễn dịch lai. "Lúc này cơ thể vừa có khả năng miễn dịch rất sâu nhưng hẹp do vaccine tạo ra và miễn dịch rất rộng nhưng không sâu được tạo ra do nhiễm Covid-19", Giáo sư Gregory Poland, Viện Mayo tại thành phố Rochester, Mỹ, nói. Ông cho hay khi đó, cơ thể đào tạo chéo hệ thống miễn dịch của mình một cách hiệu quả.
Theo các nghiên cứu về những người hồi phục sau khi mắc Covid-19 và tiếp tục chủng ngừa bằng vaccine mRNA, sau một mũi, kháng thể của họ cao tương đương người đã tiêm chủng đầy đủ. Sau 2 mũi, mức kháng thể của họ cao gấp đôi mức trung bình ở một người chỉ được tiêm phòng.
Một nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu tại Đại học Kentucky và CDC cũng cho thấy rằng những người đã mắc Covid-19 nhưng không tiêm vaccine có khả năng bị tái nhiễm cao gấp đôi so với những người đã bình phục và tiêm đầy đủ vaccine.
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
Chiều 27/11, tại thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 (TECHFEST Việt Nam 2024), với tinh thần “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức. Cùng dự có lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương; một số cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế.
Các biển báo giao thông có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, hiện nay trên một số tuyến đường của tỉnh nhiều biển báo giao thông bị che khuất, gây khó khăn cho việc quan sát của người tham gia giao thông, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn, va chạm giao thông.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.