Tiêm vaccine phòng viêm phổi có ý nghĩa phòng Covid-19 hay không?

Hỏi đáp về dịch Covid-19 06:15 13/12/2021 NDĐT
Việc tiêm mũi vaccine phòng viêm phổi sẽ giúp phòng ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 tấn công vào phổi nếu như không may mắn bị nhiễm virus. Điều này có đúng hay không?

(Ảnh minh họa)

Câu hỏi: Có nên tiêm vaccine phòng viêm phổi để tăng cường bảo vệ cho bản thân trước virus SARS-CoV-2?

Trả lời:

Trong những ngày gần đây số người mắc Covid-19 phải nhập viện và số ca nặng tại TP Hồ Chí Minh vẫn ở mức cao. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, hiện nay không ít người tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác tới các cơ sở tiêm chủng để tiêm mũi vaccine phòng ngừa viêm phổi. Mọi người cho rằng việc tiêm mũi vaccine này sẽ giúp phòng ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 tấn công vào phổi nếu như không may mắn bị nhiễm virus.

ThS, BS Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho hay, có nhiều nguyên nhân gây viêm phổi cộng đồng. Tác nhân vi khuẩn phổ biến là: Streptococcus pneumoniae (còn được gọi là phế cầu khuẩn), Haemophilus influenzae, Legionella, Staphylococcus aureus hoặc tác nhân virus thường gặp là virus hợp bào đường hô hấp (RSV), Adenovirus, virus Epstein-Barr, virus cúm và hiện nay có virus SARS-CoV-2; Nấm hoặc hóa chất cũng nguyên nhân gây viêm phổi.

Các trường hợp mắc phải các tác nhân viêm phổi trên sẽ có tiên lượng tốt với những bệnh nhân trẻ tuổi hoặc khỏe mạnh, nhưng nhiều trường hợp viêm phổi có thể nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong ở bệnh nhân lớn tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu.

Theo bác sĩ Hiền Minh, để tiêm vaccine phòng ngừa viêm phổi ở người lớn (trên 18 tuổi) cần phải tiêm 3 nhóm chính: vaccine phòng các bệnh do phế cầu: Prevenar 13; vaccine cúm: Vaxigrip, Influvac, GC Flu, Ivacflu-S; vaccine Covid-19.

Tuy nhiên cần phải hiểu đúng: vaccine phòng viêm phổi là vaccine chống lại những tác nhân gây viêm phổi.

Các bệnh do phế cầu khuẩn là tên gọi để chỉ một nhóm các bệnh lý gây ra do vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae, thường được gọi là phế cầu.

Phế cầu là một tác nhân rất nguy hiểm gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người lớn trên 65 tuổi có nguy cơ cao hơn. Ước tính tỷ lệ tử vong vì bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn chiếm khoảng từ 10-20%, trên 50% ở trẻ nhỏ hoặc người già.

Một khi cơ thể bị phế cầu xâm nhập sẽ gây ra những bệnh nghiêm trọng thậm chí đe dọa tính mạng như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết. Nguy cơ dễ nhiễm phế cầu khuẩn bao gồm tình trạng vệ sinh kém, hệ miễn dịch yếu, nhập viện thường xuyên, sử dụng máy thở, mắc bệnh phổi tiến triển như COPD, hen suyễn, bệnh tim mạch mạn tính, người hút thuốc lá,…

Việc phòng ngừa vi khuẩn phế cầu là rất quan trọng. Biện pháp thụ động như vệ sinh vùng tai mũi họng, rửa tay, tăng sức đề kháng cơ thể chỉ là một phần. Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu vẫn là chủ động tiêm ngừa vaccine phòng các bệnh do phế cầu khuẩn.

Bác sĩ Hiền minh cho biết: "Vaccine phế cầu nên tiêm được cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên và người lớn".

Số lượng mũi vaccine phế cầu ở trẻ em cần tiêm có thể là 2-3 hoặc 4 mũi tùy theo độ tuổi. Với người lớn thì hiện nay với vaccine Prevenar 13 đang có trên thị trường Việt Nam thì chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất.

Theo đó, các trường hợp nên tiêm là: Tất cả những người từ 65 tuổi trở lên; Những người trẻ hơn 65 tuổi có một trong những nhóm nguy cơ cao mắc bệnh phế cầu nghiêm trọng: Bệnh phổi mãn tính (bao gồm hen suyễn, COPD), bệnh tim, đái tháo đường, bệnh gan mãn tính, nghiện rượu, hút thuốc lá, bệnh hồng cầu hình liềm, người cắt lách, bất kỳ tình trạng tổn thương hệ thống miễn dịch, bệnh thận mãn tính, có cấy dụng cụ trợ thính, dò dịch não tủy.

Đối với vaccine cúm, tiêm được cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn: Trẻ từ 6 tháng – dưới 9 tuổi: tiêm 2 mũi vaccine cách nhau 1 tháng. Sau đó mỗi năm tiêm 1 lần; Trẻ từ 9 tuổi và người lớn: Mỗi năm tiêm vaccine cúm 1 lần.

Ưu tiên tiêm cho: Nhân viên y tế; Trẻ em; Phụ nữ mang thai; Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…); Người trên 65 tuổi.

Bác sĩ Hiền Minh khẳng định: "Tiêm chủng là một trong những can thiệp sức khỏe cộng đồng hiệu quả nhất về chi phí.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh vaccine là vũ khí để chấm dứt đại dịch. Nhờ có vaccine mà những đại dịch lớn đã biến mất hoặc được khống chế trên thế giới như bệnh đậu mùa, đại dịch cúm...

Thời tiết giao mùa, số người mắc các bệnh đường hô hấp tăng cao, trong đó bệnh cúm và các bệnh do phế cầu chiếm tỷ lệ đáng kể.

Trên thế giới hằng năm có khoảng 1,6 triệu người chết do phế cầu, và khoảng nửa triệu người chết do cúm mùa. Phế cầu khuẩn là nguyên nhân chính của viêm phổi lây nhiễm cộng đồng, viêm màng não, nhiễm trùng huyết ở cả trẻ em và người lớn. Tỷ lệ nhập viện và tử vong do phế cầu càng tăng cao ở những người bị mắc bệnh cúm.

Ngoài ra, gần đây các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ đồng nhiễm virus cúm và SARS-CoV-2 làm tăng nguy cơ nhập viện và biến chứng nặng Covid-19 ở người chưa được tiêm vaccine cúm. Hiện nay đã có vaccine phòng cúm mùa và vaccine phòng các bệnh do phế cầu, do vậy người dân nên chủ động đi tiêm vaccine để bảo vệ bản thân và gia đình.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập tỉnh, thành phố ngay

Chính trị  |  21:00 27/11/2024

Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.

Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Khoa học - Công nghệ  |  18:16 27/11/2024

Chiều 27/11, tại thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 (TECHFEST Việt Nam 2024), với tinh thần “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức. Cùng dự có lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương; một số cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế.

Nhiều biển báo giao thông bị che khuất, gây khó khăn cho người tham gia giao thông

Thư viện ảnh  |  14:36 27/11/2024

Các biển báo giao thông có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, hiện nay trên một số tuyến đường của tỉnh nhiều biển báo giao thông bị che khuất, gây khó khăn cho việc quan sát của người tham gia giao thông, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn, va chạm giao thông.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC