Hằng năm, Chủ tịch UBND tỉnh đều ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đồng bộ 6 nội dung CCHC, gồm: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính (TTHC); xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCV); cải cách tổ chức bộ máy hành chính; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính. UBND tỉnh giao người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trực tiếp trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong thực hiện công tác CCHC thuộc lĩnh vực ngành, địa phương quản lý.
Kết quả đánh giá, xếp loại chỉ số CCHC hằng năm của các sở, ngành, UBND cấp huyện được lấy làm tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá CBCCVC, xét thi đua khen thưởng đối với người đứng đầu và đội ngũ CBCCVC tham mưu thực hiện nhiệm vụ CCHC. Cùng với đó, UBND tỉnh tăng cường kiểm tra CCHC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm chấn chỉnh tồn tại, hạn chế, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp hành nghiêm giờ giấc làm việc.
Ông Trần Hùng, Trưởng phòng CCHC (Sở Nội vụ) cho biết: Việc người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phát huy tốt vai trò chỉ đạo, điều hành, triển khai và chịu trách nhiệm trong công tác CCHC thuộc phạm vi quản lý đã có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của cả bộ máy, tạo động lực thúc đẩy đội ngũ CBCCVC trong đơn vị cùng nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách được giao; kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định TTHC, điều kiện kinh doanh được kiểm soát chặt chẽ; công tác theo dõi, thi hành pháp luật với xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; đơn giản hóa, công khai, minh bạch TTHC được đẩy mạnh.
Những tháng đầu năm 2021, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid -19, song tỉnh đã tập trung triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực trên một số lĩnh vực CCHC. Trong lĩnh vực hộ tịch, lý lịch tư pháp, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc số hoá sổ hộ tịch và cập nhật dữ liệu hộ tịch lịch sử. Đến nay, huyện Thanh Liêm, thị xã Duy Tiên và TP Phủ Lý thực hiện xong việc số hóa dữ liệu hộ tịch đối với các dữ liệu hộ tịch tại địa phương. Các đơn vị còn lại đang tích cực cập nhật và thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch lịch sử trên địa bàn. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án "Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc trên địa bàn tỉnh Hà Nam”, triển khai phân hệ đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện trên 60 nghìn việc hộ tịch trên phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung... Đồng thời, cắt giảm thời gian giải quyết từ 10 ngày và 15 ngày theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp xuống chỉ còn 7 ngày đối với trường hợp thông thường và 12 ngày đối với các trường hợp đã từng cư trú, lao động, học tập ở nhiều nơi, người nước ngoài.
Riêng lĩnh vực bảo hiểm xã hội, ngành bảo hiểm đã tăng cường xử lý hồ sơ trực tuyến hỗ trợ người dân, DN, đẩy mạnh việc tích hợp TTHC trên Cổng dịch vụ công quốc gia, thực hiện TTHC bằng giao dịch điện tử và qua dịch vụ bưu chính công ích, khuyến khích người dân cài đặt và ứng dụng VssID- Bảo hiểm xã hội số. Cùng với đó, ngành bảo hiểm xã hội đã đưa 15/25 TTHC ra thực hiện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa các cấp; tích hợp 6 TTHC trên Cổng dịch vụ công quốc gia. UBND tỉnh đã chỉ đạo thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp. Hiện nay, đã đăng ký 7 thủ tục kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đưa vào sử dụng chính thức từ ngày 1/7/2021.
Một trong những điểm nhấn quan trọng trong công tác CCHC trên địa bàn tỉnh phải kể đến là phát triển chính quyền số. Tỉnh đã xây dựng và triển khai cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hà Nam, phiên bản 2.0, làm nền tảng trong việc xây dựng chính quyền điện tử của địa phương, thể hiện ý chí, quyết tâm chính trị của tỉnh trong việc tiến tới nền hành chính minh bạch, hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, phục vụ người dân và DN. Đến nay, 100% cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến xã triển khai Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử, phục vụ công tác tiếp nhận, giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cho tổ chức, công dân. Ứng dụng hiệu quả các phần mềm quản lý văn bản và điều hành, thư điện tử trong chỉ đạo điều hành, xử lý công việc, gửi, nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp chính quyền qua trục liên thông văn bản quốc gia.
Ngoài ra, UBND tỉnh đã ký kết thỏa thuận hợp tác cung ứng dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. Theo đó, thay vì đến trực tiếp cơ quan hành chính, người dân, DN có thể thực hiện TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện tiếp nhận 4.333 hồ sơ và chuyển trả kết quả 165.585 hồ sơ giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. Trong đó chủ yếu ở các lĩnh vực, như: cấp đổi giấy phép lái xe, cấp phiếu lý lịch tư pháp, cấp đổi căn cước công dân... Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, giảm thiểu chi phí, thời gian đi lại, được tổ chức, cá nhân đánh giá cao.
Ông Trần Văn Bính (ở Thi Sơn, Kim Bảng) cho biết: Ngày trước, khi thực hiện các TTHC người dân phải đi lại nhiều lần, từ ngày có bộ phận “một cửa”, hầu hết các hồ sơ được giải quyết ngay, trường hợp nếu cần thời gian thẩm định thì có phiếu hẹn, nói chung là rất đúng hẹn. Ngoài ra, còn nhiều dịch vụ công tiện ích cho người dân lựa chọn để thực hiện TTHC, giảm chi phí, thời gian đi lại cho người dân, nhất là trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 như hiện nay.
Với những giải pháp trọng tâm, đồng bộ, cùng sự nỗ lực vào cuộc tích cực của các cấp, ngành đã có tác động mạnh mẽ, tạo chuyển biến quan trọng, làm thay đổi nhận thức của đội ngũ CBCCVC các cơ quan, đơn vị đối với thực hiện nhiệm vụ CCHC trong giai đoạn hiện nay. Đây chính là động lực để tỉnh tiếp tục tạo dấu ấn đột phá trong CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hướng tới xây dựng nền hành chính ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, năng động, công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, tạo thuận lợi cho người dân và DN.
Ngày 2/12, các quốc gia đang cố gắng đàm phán một thỏa thuận toàn cầu về việc xử lý các đại dịch trong tương lai đã bắt đầu một tuần họp mới trong vòng đàm phán thứ 12.
Tối 2/12, tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964-2/12/2024) do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức trọng thể.
Thời gian qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Kim Bảng đã tích cực phối hợp với các ngành liên quan triển khai mô hình “Tổ CCB tự quản bảo đảm an toàn giao thông” tại các cổng trường. Bằng những việc làm thiết thực, tổ tự quản an toàn giao thông (ATGT) đã góp phần giảm ùn tắc giao thông vào giờ tan học, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông nói riêng và pháp luật nói chung cho học sinh và cha mẹ học sinh.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.