Bộ Y tế đã có quyết định sẽ mở rộng đối tượng tiêm vắc xin cho trẻ từ 12-17 tuổi. Trước vấn đề này, nhiều phụ huynh băn khoăn về loại vắc xin, các phản ứng sau tiêm vắc xin cho trẻ.
Theo TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc, trong số các loại vắc xin Covid-19 đang được tiêm hiện chỉ có vắc xin Pfizer đã được phê duyệt để tiêm cho người từ 12 đến 17 tuổi. Nhiều nước đang chỉ dùng vắc xin Pfizer để tiêm cho trẻ em.
Cũng theo ông Thái, trong thời gian tới, có thể sẽ có các loại vắc xin Covid-19 khác nộp hồ sơ để được cấp phép sử dụng cho trẻ em tại Việt Nam. Ví dụ như vắc xin của Cuba đã được cấp phép khẩn cấp dùng cho trẻ em ở Cuba. Tuy nhiên Việt Nam chưa phê duyệt những vắc xin này cho trẻ em.
TS.BS Phạm Quang Thái chia sẻ thêm, vắc xin Covid-19 của Pfizer đã được thông qua cho nhóm từ 12-17 tuổi và đã thử nghiệm lâm sàng cho nhóm dưới 12 tuổi. Tuy nhiên, vắc xin này được yêu cầu bổ sung đối tượng cho thử nghiệm lâm sàng trước khi FDA Mỹ thông qua cho nhóm trẻ dưới 12 tuổi. Với nhóm lớn hơn 12 tuổi, vắc xin đã có đầy đủ bằng chứng về an toàn và hiệu quả để tiêm cho trẻ em.
Ngoài ra, trong quy định của Bộ Y tế, bố mẹ hoặc người chăm sóc phải ký đồng ý trước khi cho con tiêm vắc xin. Về vấn đề này, TS.BS Phạm Quang Thái cho biết các vắc xin này đều chưa tiến hành thử nghiệm lâm sàng và cấp phép chính thức tại Việt Nam, nên dù vắc xin đã được phê duyệt chính thức tại Mỹ thì với người Việt Nam vẫn cần thực hiện các thủ tục như với vắc xin cấp phép khẩn cấp.
"Không có bất cứ báo cáo nào về việc vắc xin có thể ảnh hưởng đến gene, vắc xin không tích hợp vào bộ gene của người, mà chỉ thông qua cơ chế tổng hợp protein tại khu vực ngoài nhân tế bào của một số tế bào hệ miễn dịch để sản xuất ra protein S đặc trưng của virus, từ đó giúp cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu", Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc nhấn mạnh.
Về theo dõi phản ứng sau tiêm cho trẻ, TS.BS Phạm Quang Thái cho biết đã ghi nhận những trường hợp viêm cơ tim sau tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ mặc dù rất hiếm và nếu có bị thì đáp ứng với điều trị tốt, không để lại di chứng cho trẻ.
Trẻ em cần được theo dõi cẩn trọng như tiêm các loại vắc xin khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng và cần theo dõi với thời gian dài hơn so với vắc xin TCMR. Nếu gặp phản ứng nặng thì cần được thông báo và đưa đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, xử trí kịp thời.
Trước đó, ngày 14/10, Bộ Y tế có văn bản số về việc tiêm phòng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em 12-17 tuổi. Bộ Y tế cho hay Việt Nam sẽ mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12- 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương.
Loại vắc xin sử dụng phải là vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Mỗi đối tượng sẽ được tiêm 2 liều vắc xin cơ bản và tiêm cùng loại vắc xin.
Đồng thời tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với các địa bàn tổ chức được học tập trung tại trường). Việc tổ chức tiêm thực hiện theo quy định của Bộ Y tế. Cha mẹ, người giám hộ sẽ thực hiện ký vào phiếu đồng ý tiêm chủng (nếu đồng ý tiêm chủng cho đối tượng này).
Trẻ em trước khi tiêm phòng sẽ thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và chỉ định loại vắc xin sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau đó, sẽ được hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm chủng theo các hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tại TP.HCM, Sở Y tế đề xuất kế hoạch tổ chức tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi từ ngày 22/10.
Theo dự thảo, trẻ em trên toàn TP sẽ được tiêm mũi một trong 5 ngày, tiêm mũi 2 trong 15 ngày từ sau khi đủ thời gian tiêm mũi một theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
TP cũng đề xuất tổ chức tiêm chủng tại các cơ sở cố định và điểm tiêm lưu động, trường học, với loại vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này. Vắc xin được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại vắc xin.
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
Chiều 27/11, tại thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 (TECHFEST Việt Nam 2024), với tinh thần “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức. Cùng dự có lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương; một số cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế.
Các biển báo giao thông có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, hiện nay trên một số tuyến đường của tỉnh nhiều biển báo giao thông bị che khuất, gây khó khăn cho việc quan sát của người tham gia giao thông, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn, va chạm giao thông.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.