Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Công ty TNHH Seoul Semiconductor Vina, KCN Đồng Văn I, thị xã Duy Tiên ngay từ khi có dịch đã triển khai các hoạt động phòng, chống dịch một cách nghiêm ngặt. Công ty có 3 nhà máy hoạt động với 2.250 công nhân viên, sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực LED. Theo yêu cầu của Chủ tịch Tập đoàn, từ tháng 5/2021, công ty thực hiện chiến dịch Covid – 19 ZERO với sự tham gia của tất cả cán bộ công nhân viên. Ông Kim Sung Ju, Tổng giám đốc Công ty cho biết: “ Nếu trong quá trình thực hiện chiến dịch tuân thủ theo hướng dẫn 5K của Bộ Y tế, không có người mắc Covid-19 thì tất cả cán bộ công nhân viên sẽ được nhận tiền thưởng theo Quý và sẽ khấu trừ không trao thưởng đối với những nhân viên vi phạm.”
Trong làn sóng dịch bệnh lần thứ 4, trước nguy cơ lây nhiễm dịch từ các KCN, Công ty TNHH Seoul Semiconductor Vina đã nhanh chóng rà soát tình hình ăn ở của công nhân, xác định có 543 người không sinh sống ở Hà Nam, cần bố trí nơi ăn nghỉ cho họ đảm bảo an toàn. Trong thời gian ngắn, công ty đã thiết lập chỗ ở tạm thời cho 253 công nhân ngay tại công ty, phân khu Nam – Nữ riêng biệt. 150 nhân viên khác được bố trí ở khách sạn, 29 người làm việc tại nhà.
Ông Kim Sung Ju, Tổng giám đốc Công ty TNHH Seoul Semiconductor Vina nói: “Chúng tôi đã dựng các lều trong khu nghỉ tạm thời, đảm bảo khoảng cách an toàn và có thiết bị cứu hoả bên trong. Các phòng được kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, có phòng tắm riêng, đầy đủ các vật dụng như máy giặt, máy sấy, bình nước nóng, chăn nệm, điều hoà, quạt để tạo môi trường sống thoải mái cho người lao động. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp đầy đủ 3 bữa ăn mỗi ngày và thêm đồ ăn vặt cho nhân viên ở lại công ty cũng như những người đang sống trong khách sạn.”
Thực hiện phương châm “Ba tại chỗ” đối với công ty lúc này nhằm duy trì sản xuất, tránh đứt gãy vì dịch bệnh cho dù đây là lựa chọn khó khăn, đòi hỏi áp dụng các điều kiện rất khắt khe, chi phí tăng. Theo lãnh đạo công ty, họ chấp nhận tăng chi phí để thực hiện phương án này do tình hình dịch bệnh quá phức tạp. Bài học về dịch bệnh xâm nhập vào doanh nghiệp ở một số tỉnh, thành thời gian qua càng cho thấy sự cần thiết phải áp dụng mô hình này. Ông Kim Sung Ju nói: Chúng tôi đã làm tốt công tác phòng chống dịch theo phương án này trong bối cảnh dịch bệnh đang còn rất phức tạp. Chúng tôi đã nhận được sự đồng lòng của cán bộ, nhân viên công ty. Họ đã sống và làm việc có kỷ luật, đúng nguyên tắc.
Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh, toàn tỉnh Hà Nam hiện có 76 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thực hiện phương châm “Ba tại chỗ” hoặc “Một cung đường hai điểm đến” với tổng số công nhân là 2.625 người. Theo lãnh đạo Ban quản lý KCN tỉnh, việc triển khai rộng rãi mô hình này không hề dễ do tình hình và điều kiện của doanh nghiệp khó có thể đáp ứng. Bởi, nếu thực hiện phương châm này, doanh nghiệp không chỉ phải chịu chi phí lớn mà còn phải duy trì các hoạt động phòng ngừa một cách nghiêm ngặt, không để dịch xâm lấn từ bên ngoài vào. Trong bất kỳ tình huống nào cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có phương án xử lý kịp thời. Nói tóm lại, doanh nghiệp phải chấp nhận tăng chi phí để giữ an toàn trận địa.
Thực tế, tại Công ty TNHH JY Hà Nam, xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm, nơi có 591 người lao động ngoài tỉnh trong tổng số 2.121 lao động, công tác phòng, chống dịch Covid-19 của doanh nghiệp dù được triển khai sớm, nhưng chỉ dừng lại ở mức thực hiện tốt quy định 5K của Bộ Y tế và kích hoạt hoạt động Tổ An toàn, tự quản phòng chống Covdi-19 ở các tổ, các phân xưởng. Ông Lê Joon Young, Giám đốc công ty cho biết: “Việc thực hiện phương án “3 tại chỗ hay “1 cung đường 2 điểm đến” trong trường hợp nguy cấp là tương đối khó khăn cho doanh nghiệp khi số lượng công nhân trong nhà máy tương đối đông. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn đang tập trung nghiên cứu giải pháp hợp lý để có thể vừa đảm bảo sản xuất vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch”.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh sáng 1/9, những khó khăn trong việc triển khai phương án “Ba tại chỗ”, “Một cung đường hai điểm đến” đối với doanh nghiệp cũng được nêu lên. Nguyên nhân của những khó khăn này chính do phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho người lao động. Chỉ tính riêng trong các khu công nghiệp, số lao động hiện đang làm việc trên dưới 70.000 người, trong đó 40% là lao động ngoại tỉnh. Khi chưa thực hiện được phương án "Ba tại chỗ", nhiều doanh nghiệp đã cho bớt lao động ngoài tỉnh, nhất là những tỉnh, thành phố đang có dịch, phải thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ tạm nghỉ ở nhà không đến công ty.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 - 2025.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.
Chiều 22/11, tại sân bóng đá cỏ nhân tạo phường Lam Hạ (thành phố Phủ Lý), Đoàn Khối các cơ quan tỉnh tổ chức trao giải Giải Bóng đá Đoàn Khối các cơ quan tỉnh lần thứ XIII và hưởng ứng Chương trình "Những bước chân nhân ái vì cộng đồng" năm 2024. Dự trao giải có các đồng chí: Trần Nguyễn Hiền Anh, TUV, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Chánh văn phòng Tỉnh ủy; Đặng Anh Tuấn, TUV, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.