Kể từ khi chương trình tiêm chủng COVID-19 bắt đầu, đã có một cuộc tranh luận liên tục giữa các nhà khoa học về việc liệu có an toàn khi chủng ngừa COVID-19 cho bà mẹ đang cho con bú hay không. Trên thực tế, cuộc tranh luận này đã bắt đầu ngay cả trước khi vaccine được đưa ra thị trường. Dần dần, nó được chứng minh là an toàn cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Nhưng giờ đây, lần đầu tiên, một nghiên cứu mới từ Đại học Florida đã tiết lộ những lợi ích chính xác mà những loại vaccine này mang lại cho những bà mẹ mới sinh và con của họ.
Theo các nhà nghiên cứu, sữa của các bà mẹ đang cho con bú được tiêm chủng ngừa COVID-19 chứa nguồn cung cấp kháng thể đáng kể có thể bảo vệ trẻ bú mẹ khỏi bị nhiễm COVID-19.
Những lợi ích chính được tiết lộ sau liều vaccine thứ 2
Các nhà nghiên cứu cho biết có một phản ứng kháng thể mạnh mẽ trong máu và sữa mẹ, đặc biệt là sau khi tiêm liều thứ 2 của vaccine COVID-19. Nói một cách chính xác, có sự gia tăng gần như gấp hàng trăm lần kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 so với các mức trước khi tiêm chủng và các bà mẹ được tiêm phòng có thể truyền miễn dịch này cho con của mình. Con số này cao hơn nhiều so với phản ứng quan sát được sau khi bị nhiễm virus một cách tự nhiên. Kết quả của nghiên cứu như một lý do thuyết phục để tất cả phụ nữ mang thai hoặc cho con bú phải tiêm vaccine.
Mẹ có thể truyền miễn dịch thụ động cho con
Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh kém phát triển và chúng thường không có khả năng tự chống lại các bệnh truyền nhiễm. Điều này khiến trẻ dễ bị tổn thương vào những lúc như thế này. Hơn nữa, không có vaccine COVID-19 nào dành cho trẻ sơ sinh do chúng còn quá nhỏ để đáp ứng đầy đủ với một số loại vaccine nhất định. Ở trạng thái dễ bị tổn thương này, sữa mẹ có thể cung cấp cho chúng sự bảo vệ dưới dạng "miễn dịch thụ động".
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của sữa mẹ
Dẫn lời phó giáo sư Joseph Larkin, tác giả nghiên cứu cao cấp tại Đại học Florida, Hoa Kỳ: “Chúng ta có thể ví sữa mẹ như một hộp công cụ chứa nhiều công cụ khác nhau để chuẩn bị cho trẻ sơ sinh vào đời. Tiêm chủng bổ sung một công cụ khác vào hộp công cụ đó, một công cụ có khả năng đặc biệt tốt trong việc ngăn ngừa bệnh COVID-19”.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn đang tiến hành các nghiên cứu sâu hơn để hiểu chính xác sữa mẹ, có chứa kháng thể COVID-19 thông qua tiêm chủng, bảo vệ trẻ sơ sinh tiêu thụ sữa mẹ như thế nào. Họ cũng đang nghiên cứu để xem các kháng thể này tồn tại trong sữa mẹ trong bao lâu và hiệu quả của chúng trong việc vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 ra sao./.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 10/1/2025 về việc liên thông điện tử dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu dân cư, dữ liệu hộ tịch để giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe.
Tham gia bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân. Suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, biết bao thế hệ ông cha đã ngã xuống cho nền độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Vì thế, trong thời bình, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là một trong những nhiệm vụ để thế hệ trẻ thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng đối với đất nước. Quân đội chính là "trường học lớn", là cơ hội để các bạn trẻ rèn luyện, học tập, phấn đấu, trưởng thành.
Mỗi năm, khi Tết đến Xuân về, nhiều du khách lại tìm về những điểm du lịch tâm linh để cầu bình an, tài lộc và sức khỏe cho gia đình. Hà Nam là một điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình du lịch tâm linh đầu năm, với những địa điểm nổi bật như: Chùa Tam Chúc, chùa Bà Đanh (Kim Bảng), chùa Địa Tạng Phi Lai, chùa Phật Quang (Thanh Liêm), đền Lảnh Giang (thị xã Duy Tiên),… Các điểm du lịch tâm linh không chỉ đưa du khách trở về với nguồn cội, mà còn đem lại một cảm giác an nhiên thư thái.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.