Dưới đây là giải đáp của William Petri, chuyên gia vi sinh và bệnh truyền nhiễm từ Đại học Virginia, Mỹ, về một số vấn đề phổ biến của việc tiêm nhắc lại.
Tiêm nhắc lại là gì?
Tiêm nhắc lại là tiêm một liều vaccine bổ sung (booster) để duy trì hiệu lực bảo vệ của vaccine vì khả năng miễn dịch có thể suy yếu theo thời gian. Ví dụ, bạn cần tiêm nhắc lại hàng năm đối với vaccine cúm và 10 năm một lần đối với vaccine bạch hầu và uốn ván.
Vaccine bổ sung thường cùng loại với vaccine được tiêm ban đầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể được sửa đổi để tăng khả năng chống lại các biến thể virus mới. Vaccine ngừa cúm theo mùa cần được tiêm nhắc lại hàng năm vì virus cúm thay đổi rất nhanh.
Mũi vaccine Covid-19 bổ sung có cần thiết?
Kể từ tháng 8, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị tiêm nhắc lại cho những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.
Chiến dịch tiêm liều vaccine tăng cường đang được tiến hành ở Nga và Israel cho những người trên 60 tuổi. Trước đó, Pháp thực hiện điều này từ tháng 4, Đức và Hungary gần đây có động thái tương tự.
Tại sao chưa có khuyến cáo tiêm nhắc lại cho tất cả mọi người?
Dù khả năng miễn dịch do vaccine tạo ra có thể không kéo dài mãi, hiện vẫn chưa rõ khi nào cần tiêm nhắc lại.
Tuy nhiên, các loại vaccine Covid-19 được cấp phép tại Mỹ đều tạo ra trí nhớ miễn dịch mạnh mẽ. Vaccine dạy các tế bào ghi nhớ B của hệ miễn dịch tạo ra kháng thể khi bạn tiếp xúc với virus. Các nhà nghiên cứu phát hiện lượng tế bào ghi nhớ B trong các hạch bạch huyết vẫn ở mức cao trong ít nhất 12 tuần sau khi tiêm vaccine Pfizer-BioNTech.
Các nghiên cứu cũng cho thấy vaccine hiện hành có thể chống lại các chủng nCoV mới. Vaccine Johnson & Johnson có hiệu quả ngăn ngừa biến thể Beta là 73% sau 14 ngày và 82% sau 28 ngày. Một nghiên cứu khác cho thấy vaccine Pfizer có hiệu quả 88% đối với biến thể Delta.
Yếu tố khác góp phần vào miễn dịch lâu dài là các nguyên bào plasma (plasmablast) trong tủy xương. Các tế bào này liên tục tạo ra kháng thể và không cần vaccine bổ sung để duy trì hoạt động của chúng. May mắn thay, nguyên bào plasma được phát hiện trong tủy xương của người được tiêm vaccine Covid-19 trong tối đa 11 tháng.
Cách để biết bản thân cần tiêm nhắc lại
Bạn có thể phải chờ đến khi có một đợt dịch bùng phát ở những người đã tiêm ngừa. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm cách tốt nhất để đo khả năng miễn dịch do vaccine tạo ra.
Một yếu tố giúp thực hiện phép đo là một số kháng thể nhất định được tạo ra sau khi tiêm vaccine, bao gồm kháng thể chống protein gai - loại protein giúp nCoV xâm nhập vào tế bào. Hiện nay, FDA không khuyến nghị xét nghiệm kháng thể để đánh giá khả năng miễn dịch, tránh trường hợp người đã tiêm phòng chủ quan trong phòng ngừa virus.
Yếu tố khác có thể xét đến là tình trạng mắc Covid-19 ở người lớn tuổi đã tiêm chủng. Những người trên 80 tuổi tạo ra lượng kháng thể thấp hơn sau khi tiêm chủng. Vì vậy, khả năng miễn dịch của họ có thể suy yếu sớm hơn dân số nói chung. Người cao tuổi cũng rất có thể là nhóm nhạy cảm nhất với các biến thể virus với khả năng tránh được hàng rào bảo vệ của vaccine.
Đối tượng nên tiêm nhắc lại theo khuyến cáo của FDA và CDC
Một số người bị suy giảm miễn dịch có thể cần tiêm một mũi bổ sung. Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Science Immunology ngày 15/6, 39 trong số 40 người ghép thận và một phần ba số bệnh nhân lọc máu không tạo được kháng thể sau khi tiêm chủng.
Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Annals of Medicine ngày 25/5 cũng không phát hiện kháng thể ở 20 bệnh nhân bị bệnh thấp khớp hoặc bệnh cơ xương khớp, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. Cả hai nghiên cứu đều được thực hiện sau khi bệnh nhân tiêm đủ liều vaccine.
Hiện CDC khuyến cáo những đối tượng sau nên cân nhắc tiêm nhắc lại:
- Người đang điều trị ung thư tích cực
- Người đã được cấy ghép tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch
- Người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát mức độ vừa hoặc nặng
- Người nhiễm HIV giai đoạn nặng hoặc chưa được điều trị
- Người dùng corticosteroid liều cao và các thuốc ức chế miễn dịch khác
Lợi ích của việc tiêm liều bổ sung trong những trường hợp trên đã được chứng minh. Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Annals of Medicine ngày 15/6, một phần ba số bệnh nhân cấy ghép nội tạng rắn không đáp ứng với hai liều vaccine Pfizer hoặc Moderna. Tuy nhiên, họ bắt đầu phát triển kháng thể nhờ liều thứ ba.
Có bắt buộc tiêm nhắc lại bằng loại vaccine giống lần tiêm trước?
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học Oxford, đăng ngày 25/6, vaccine mRNA như Pfizer và Moderna có thể được tiêm phối hợp với vaccine sử dụng virus cảm cúm vô hại (adenovirus) như AstraZeneca và cho hiệu quả tương đương.
Ngày 10/1, theo tờ Politico, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu xác nhận rằng năm 2024 là lần đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu trong 12 tháng liên tiếp vượt 1,6°C so với mức thời tiền công nghiệp.
Chiều 10/1, Đoàn Thanh niên cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh - Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh tổ chức hội nghị ra mắt Cổng thông tin điện tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà Nam; công bố Bộ Tư liệu trực quan tuyên truyền di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; triển khai mạng lưới chia sẻ kiến thức cho thanh thiếu niên và phát động Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam. Đồng chí Nguyễn Đức Vượng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự, phát biểu chỉ đạo.
Đánh giá kết quả hoạt động công tác Đảng (CTĐ), công tác chính trị (CTCT) của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh năm 2024 cho thấy: Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã bám sát yêu cầu, nhiệm vụ, tình hình địa phương, đơn vị, chủ động triển khai thực hiện hoàn thành toàn diện các mặt công tác và đạt kết quả thiết thực.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.