Dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có các đồng chí: Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH; Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.Tại điểm cầu Hà Nam có lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội của Bộ LĐ-TB&XH cho biết: Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, đặc biệt là người lao động trong các khu công nghiệp, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP và QĐ 23/2021/QĐ-TTg quy định một số chính sách hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực từ dich bệnh như mất việc làm, phải nghỉ việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. 1,8 triệu người lao động trên phạm vi cả nước bị đẩy vào tình trạng không có việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị là 3,7%, tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 65%. Số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 412.733 người.
Trước nhiều khó khăn, toàn ngành đã nỗ lực thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ các nhóm đối tượng như người có công với cách mạng, trẻ em, người nghèo, người cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội…Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ công nhận và cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với 369 liệt sỹ, cấp đổi lại 4.039 bằng Tổ quốc ghi công, tiếp nhận 1.544 mẫu giám định ADN gồm 928 mẫu lưu, 399 mẫu hài cốt liệt sỹ. Trình Quốc hội đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội giai đoạn 2021-2025; trình Chính phủ ban hành quy định chuẩn nghèo đa chiều Quốc gia giai đoạn 2021-2025; Tiếp tục triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội…
Nhận định tình hình dịch bệnh còn tiếp tục diễn biến phức tạp, Bộ LĐ-TB&XH xác định kiên định thực hiện mục tiêu kép theo tinh thần không điều chỉnh mục tiêu kế hoạch năm 2021. Chủ động linh hoạt chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong kế hoạch hành động năm 2021 của ngành với 5 nhiệm vụ trọng tâm, như: Chủ động và tích cực triển khai NQ 68 và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng; Có giải pháp để duy trì lực lượng lao động, đảm bảo sức khỏe cho người lao động, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Thực hiện đầy đủ kịp thời các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội đã ban hành…
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá cao nỗ lực cố gắng của toàn ngành, các địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội 6 tháng qua. Khẳng định, tình hình dịch bệnh Covid-19 với những biến chủng mới đang bùng phát, lây lan trên diện rộng ở các tỉnh phía Nam, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ, đời sống của nhân dân và người lao động, doanh nghiệp sẽ tiếp tục ảnh hưởng trầm trọng đến các lĩnh vực đời sống, đặc biệt là người lao động. Bộ trưởng đề nghị toàn ngành LĐ-TB&XH tiếp tục kiên định với các mục tiêu.
Trong thời gian tới, phải tổ chức thật tốt hoạt động kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh-Liệt sỹ. Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo đưa các chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống một cách hiệu quả, tích cực trên tất cả các lĩnh vực, hướng tới các đối tượng NCC, người nghèo, bảo trợ xã hội, người lao động khu vực phi chính thức, người lao động trong các khu, cụm công nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Thực hiện phương châm 3 tại chỗ đối với các khu công nghiệp, đảm bảo an toàn cho người lao động, chỉ khu công nghiệp nào, doanh nghiệp nào đảm bảo an toàn cho người lao động mới cho phép đi vào hoạt động.
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 68, QĐ 23 cần nhanh, hiệu quả, kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách… sẽ góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định lao động, việc làm đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động. Chính phủ đã giao cho địa phương căn cứ điều kiện cụ thể, khả năng ngân sách của địa phương, để xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ. Do vậy, UBND các tỉnh, thành phố cần sớm triển khai nhiệm vụ này.
Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến người dân các chính sách của NQ 68 và QĐ 23; đẩy mạnh việc xử lý hồ sơ đề nghị hỗ trợ qua dịch vụ công trực tuyến nhằm rút ngắn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng trong quá trình xác nhận và phê duyệt hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
Lưu ý trong quá trình thực hiện chính sách này cần nghiêm túc trong rà soát, thống kê các đối tượng hỗ trợ, xác định đối tượng, đảm bảo không trùng lặp cũng như xác định cụ thể thời điểm được nhận hỗ trợ. Bộ trưởng nhấn mạnh các địa phương cần đặc biệt ưu tiên quan tâm đến lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác.
Để NQ 68 và QĐ 23 sớm đi vào cuộc sống, Bộ trưởng yêu cầu các cấp, các ngành, cơ quan liên quan tại các địa phương tăng cường nhân lực phục vụ, bố trí bộ phận thường trực tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp để giải quyết vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để có hướng giải quyết....
Ngày 2/12, các quốc gia đang cố gắng đàm phán một thỏa thuận toàn cầu về việc xử lý các đại dịch trong tương lai đã bắt đầu một tuần họp mới trong vòng đàm phán thứ 12.
Tối 2/12, tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964-2/12/2024) do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức trọng thể.
Thời gian qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Kim Bảng đã tích cực phối hợp với các ngành liên quan triển khai mô hình “Tổ CCB tự quản bảo đảm an toàn giao thông” tại các cổng trường. Bằng những việc làm thiết thực, tổ tự quản an toàn giao thông (ATGT) đã góp phần giảm ùn tắc giao thông vào giờ tan học, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông nói riêng và pháp luật nói chung cho học sinh và cha mẹ học sinh.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.