Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, để tránh chiến tranh và duy trì mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia, hòa bình thường được thực hiện thông qua chính sách hôn nhân. Vì vậy, trong nhiều triều đại xa xưa, đã có rất nhiều nàng công chúa phải lấy chồng xa xứ. Trên thực tế, những người phụ nữ mặc dù trong nước có tước vị cao quý, là công chúa cao cao tại thượng, nhưng rốt cuộc họ cũng chỉ như một quân cờ, trở thành nạn nhân của chính trị.
Họ gánh trên vai hòn đá số phận nặng nề, tương tai tăm tối và tình duyên lận đận. Đặc biệt là vào thời nhà Thanh, đa phần các công chúa đều được chỉ định gả sang Mông Cổ. Và điều mà họ phải chịu đựng đau đớn hơn so với nhiều công chúa của triều đại khác, đó là không thể sinh con.
Chúng ta đều biết nhà Thanh là một chế độ do người Mãn thành lập trước mũi người Hán, muốn phát triển vững chắc thì cần phải có sự ủng hộ của người Mông Cổ. Tuy nhiên, không có bữa trưa nào miễn phí trên thế giới, và người dân Mông Cổ sẽ không ủng hộ nhà Thanh mà không có lý do. Bởi vậy, đó là lý do mà cách mỗi khoảng thời gian, nhà Thanh thường cho một vị công chúa tới liên hôn.
Về phần người Mông Cổ, họ vốn thuộc gốc dân du mục, mức sống không bằng những người ở đồng bằng trung nguyên, và phần lớn tính cách của người Mông Cổ rất liều lĩnh, lỗ mãng. Vậy, một nàng công chúa đã quen sống với ngọc ngà nhung lụa, cuộc sống xa hoa chốn hoàng cung, đã sống như thế nào sau khi đến Mông Cổ?
Nhiều công chúa gả đến Mông Cổ đa số đều không được đối xử tốt, thân phận của họ bị coi như một món quà, việc tiếp nhận họ chỉ để giải quyết vấn đề ngoại giao giữa hai nước. Vì vậy, trong trường hợp này, Mông Cổ không cho phép những vị công chúa nhà Thanh này sinh con đẻ cái mang dòng máu Mông Cổ.
Trước hết, các vị công chúa được gả tới Mông Cổ hầu như không có cơ hội về quê hương của mình. Điều đáng ngạc nhiên nhất là hầu hết bọn họ lấy chồng ở Mông Cổ đều không thể sinh con.
Trên thực tế, vào thời điểm đó, nhiều công chúa gả đến Mông Cổ đa số đều không được đối xử tốt, thân phận của họ bị coi như một món quà, việc tiếp nhận họ chỉ để giải quyết vấn đề ngoại giao giữa hai nước. Vì vậy, trong trường hợp này, Mông Cổ không cho phép những vị công chúa nhà Thanh này sinh con đẻ cái mang dòng máu Mông Cổ.
Người Mông Cổ có một tập tục "xấu" mà các nàng công chúa không thể chịu được, đó là một khi chồng của họ chết, họ sẽ phải kết hôn với thế hệ tiếp nối của nhà chồng, thường là con trai hoặc cháu trai của chồng họ.
Ngoài ra, người Mông Cổ có một tập tục "xấu" mà các nàng công chúa không thể chịu được, đó là một khi chồng của họ chết, họ sẽ phải kết hôn với thế hệ tiếp nối của nhà chồng, thường là con trai hoặc cháu trai của chồng họ. Vì vậy, đây là điều mà các nàng công chúa khó lòng chấp nhận được.
Ở thời cổ đại, phụ nữ Trung Quốc coi lòng trung trinh quan trọng hơn tính mạng của mình. Bởi vậy làm sao họ có thể chấp nhận một tập tục hủ bại như vậy? Đây cũng chính là nguyên nhân cốt yếu khiến họ không thể sinh con , bởi vì bản thân họ không muốn sinh con !
“Công tác nhân sự là công việc rất quan trọng của mỗi kỳ đại hội Đảng. Công tác cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, quyết định sự thành bại của cách mạng. Do đó, công tác nhân sự phải được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, thận trọng”. Đó là kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại cuộc họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng mới đây.
Ắc quy ô tô thường hỏng khi nhiệt độ giảm mạnh. Khi đó, buộc chủ xe phải kích nổ hoặc sạc lại bình, gây không ít phiền phức ngoài ý muốn.
Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những cơ hội và thách thức đan xen cho các loại hình kinh doanh thương mại, dịch vụ, trong đó có mặt hàng thời trang. Các cửa hàng kinh doanh hàng thời trang truyền thống phải đối mặt với nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, chất lượng, mẫu mã trong khi lượng khách vãng lai giảm sút mạnh.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.