Trong lúc chờ máy gặt, bác kể cho chúng tôi nghe về nỗi vất vả, cực nhọc của những mùa gặt thuở trước. Thời ấy, đồng ruộng chưa được cơ giới hóa, tất cả các khâu sản xuất đều dựa vào sức người. Thu hoạch vụ lúa xuân năm nào cũng vậy, thời gian gặt rơi đúng vào thời gian nắng nóng cao điểm của mùa hè. Để tránh nắng nóng, nông dân phải ra đồng gặt lúa từ hai ba giờ sáng. Ngoài liềm, nông dân còn mang theo lỉnh kỉnh đủ thứ: Quang gánh, xe thồ, thừng buộc… Còng lưng cắt lúa đã vất vả, khâu vác lúa lên bờ, chở lúa từ đồng về nhà cũng vắt kiệt sức lực của người nông dân. Đi làm đồng từ hai ba giờ sáng, khi ấy, trời vẫn tối mờ mịt, vậy mà chỉ gặt được một lúc lưng áo, mặt mũi đã ướt đầm mồ hôi. Đường đồng ngày ấy gập ghềnh, lồi lõm vết chân trâu. Gánh lúa, thồ lúa về nhà bước thấp, bước cao; đôi tay, đôi vai hằn đau những vết chai sần đã dầy theo năm tháng. Đi nhiều, đứng nhiều, cúi nhiều, có hôm đôi chân cuồng mỏi đến mức tưởng chẳng thể nhấc nổi để bước đi. Tránh nắng nóng, sáng sớm nông dân tranh thủ ra đồng gặt lúa, tối đến tranh thủ đập, tuốt, dần sàng, buổi trưa lại tranh thủ phơi phóng… Mùa gặt đến, nông dân ngày chỉ được ngủ hai, ba tiếng, quần áo chẳng lúc nào ráo hồ hôi. Vất vả, cơ cực vô cùng! Mơ ước có máy gặt thay thế sức người trên đồng ruộng là ước mơ bao đời của người nông dân.
Và ước mơ đó đã trở thành hiện thực. Trước kia, mùa gặt đến phải huy động tất cả lực lượng trong gia đình, thậm chí phải đổi công, phải thuê thêm người ra đồng thu hoạch lúa. Giờ khác rồi, chị thấy đấy, hôm nay tôi ra đồng chỉ một mình - bác nông dân cười nói. Nghe tiếng máy gặt vang lên giòn giã trên đồng ruộng thấy vui và phấn khởi lắm. Các cháu nhà tôi vẫn đi làm cho các công ty, doanh nghiệp. Vợ tôi vẫn đi chợ buôn bán bình thường. Đợi máy gặt xong, nhận đủ lúa tôi thuê công nông chở thẳng về sân nhà, chỉ mất công phơi phóng. Tôi biết có nơi, qua hợp tác xã, nhiều nông dân ký hợp đồng thỏa thuận bán lúa tươi cho doanh nghiệp. Đến mùa gặt, mỗi gia đình cử một người ra đồng nhận lúa rồi giao cho doanh nghiệp ngay tại đầu bờ, sau đó, nhận đủ tiền theo ký kết mà không mất công sức ở bất kỳ khâu nào.
Không chỉ máy gặt, những năm qua, cơ giới hóa được đưa vào tất cả các khâu trong quá trình sản xuất trên đồng ruộng (làm đất, cấy máy, phun thuốc trừ sâu…), góp phần quan trọng giải phóng sức lao động, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ mới ở vùng nông thôn. Khoảng chục năm trở lại đây, mùa gặt về nông dân không còn phải vất vả, nhọc nhằn như trước. Những dụng cụ làm nông nghiệp trước kia như: Cầy, bừa, liềm, quang gánh, thúng mủng, dần sàng … giờ rất ít nhà còn lưu giữ. Cơ giới hóa đồng ruộng giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất, hiệu quả cây trồng, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người nông dân.
Vụ xuân 2021 - thêm một vụ mùa bội thu, niềm vui rạng ngời trong nụ cười, ánh mắt của người nông dân. Và niềm vui ấy càng được nhân lên khi làng quê giờ không còn hộ đói, hộ nghèo giảm mạnh, tỷ lệ hộ khá giầu tăng lên. Đặc biệt, cùng với việc mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách làm, nông dân ở các làng quê còn phát huy tinh thần đoàn kết, cùng chung sức xây dựng nông thôn mới, góp phần thay đổi diện mạo làng quê theo hướng văn minh - giàu đẹp.
Sáng 2/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh tổ chức hội thi tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cấp tỉnh năm 2024. Dự hội thi có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, lãnh đạo một số sở, ngành.
Sáng 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Khu thương mại tự do, giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics” do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 2/12, Trường THPT A Phủ Lý tổ chức sinh hoạt ngoại khóa Giáo dục truyền thống cách mạng.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.