Kỹ sư Lê Thị Mai Linh, khoa Dinh Dưỡng - Tiết chế Bệnh viện Đại học Y dược, cho biết lượng protein (đạm) cần nạp vào ở mỗi người tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, sinh lý, đang mang thai, cho con bú, bệnh lý và mức độ, lao động. Lượng đạm một người cần bổ sung từ 1,1 đến 1,3 g trên mỗi kg trọng lượng một ngày, trong đó đạm động vật chỉ nên chiếm 50% tổng nhu cầu đạm. Mức này bằng 13-20% nhu cầu năng lượng (calo) hàng ngày.
Có hai nguồn đạm chính là đạm thực vật và đạm động vật. Đạm thực vật bao gồm các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đen..., sản phẩm từ đậu như giá đỗ, đậu phụ; yến mạch, các loại hạt như hạt hướng dương, hạt mè, các loại rau xanh đậm... Đạm động vật bao gồm các loại thịt (heo, bò, gà, vịt), cá, trứng, hải sản, tôm cua...
Tuy nhiên, theo kỹ sư Mai Linh, khi nói đến đạm, nhiều người Việt vẫn thường nghĩ ngay đến thịt, cá, đạm động vật.
"Đạm động vật tối đa chỉ nên chiếm 50% lượng đạm cả ngày", kỹ sinh dinh dưỡng cho biết.
Ví dụ, một người nữ 20 tuổi, cao 1,6m, nặng 56 kg, điều kiện sức khỏe bình thường, không mang thai hay cho con bú, không có bệnh thì lượng đạm được tính với công thức: 56 x (1,1-1,3) tức khoảng 63 g - 73 g. Trung bình cần khoảng 68 g đạm mỗi ngày.
Trong đó lượng đạm động vật chiếm 50%, tức cần bổ sung 34g đạm động vật. Để có 10g đạm động vật thì cần tiêu thụ 50 g thịt. Vậy người này sẽ cần khoảng 170 - 210 g thịt cá mỗi ngày.
Lượng thức ăn từ đạm động vật hay thực vật nên được thay thế trong cùng một nhóm, không nên thay thế khác nhóm. Ví dụ ở nhóm đạm động vật, thay vì ăn 50 g thịt có thể thay bằng 60 g trứng, tức 1 quả trứng công nghiệp lớn, 2 quả trứng gà ta. Hoặc có thể thay bằng 50g cá nục, khoảng 1 con cá nhỏ, hay 55g tôm, cỡ 4 con tôm trung bình, 55 g cá lóc, tương đương 1 lát cá vừa.
"Nếu ăn quá nhiều protein động vật sẽ dễ dẫn đến bệnh gout, các axit uric lắng đọng gây nên bệnh khớp, tim mạch. Ngoài ra, các axit béo trong thịt dưa thừa tạo thành mỡ gây béo phì và loãng xương. Tuy nhiên nếu ăn quá ít đạm động vật thì sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng, không đủ dưỡng chất đặc biệt là với thanh thiếu niên tuổi mới lớn", kỹ sư Linh cho biết.
Mỗi người nên ăn đa dạng các loại thực phẩm đủ 4 nhóm chất đường bột, đạm (đạm động vật, đạm thực vật), chất béo, vitamin và khoáng chất.
"Mỗi tuần nên ăn ít nhất 3 bữa cá và nên bổ sung đậu phụ trong mỗi bữa ăn để đa dạng nguồn đạm", kỹ sư Linh khuyến cáo.
Nhằm đẩy mạnh hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng để thích ứng với già hóa dân số, thời gian qua Chi cục Dân số tỉnh Hà Nam đã tổ chức nhiều chương trình, hội nghị cung cấp, cập nhật thông tin về già hóa dân số, quyền được chăm sóc sức khỏe, kiến thức về chế độ dinh dưỡng; tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi trên địa bàn tỉnh.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 10/1/2025 về việc liên thông điện tử dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu dân cư, dữ liệu hộ tịch để giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe.
Tham gia bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân. Suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, biết bao thế hệ ông cha đã ngã xuống cho nền độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Vì thế, trong thời bình, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là một trong những nhiệm vụ để thế hệ trẻ thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng đối với đất nước. Quân đội chính là "trường học lớn", là cơ hội để các bạn trẻ rèn luyện, học tập, phấn đấu, trưởng thành.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.