Theo ước tính, đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 250 doanh nghiệp dệt may, sản xuất túi xách, thu hút hơn 25 nghìn lao động vào làm việc. Trong đó có hàng chục doanh nghiệp dệt may sản xuất, kinh doanh với quy mô lớn, sử dụng từ 500 – 1.000 lao động/doanh nghiệp, còn lại là các doanh nghiệp sản xuất ở các làng nghề có quy mô từ 100 – 300 lao động. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hầu hết các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn; nhiều doanh nghiệp đã phải sắp xếp lại lao động, tìm đầu ra cho sản phẩm.
Bà Lại Thị Thúy Phương, Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính (Công ty Dệt Hà Nam) phân tích: Thị trường dệt may ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Sản phẩm sợi của doanh nghiệp kéo ra chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng khi dịch bệnh bùng phát, phía đối tác cũng hạn chế nhập khẩu sản phẩm. Theo phía các doanh nghiệp bạn, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, sức mua quần áo, thời trang của người dân giảm mạnh dẫn tới sản xuất ở lĩnh vực dệt may cũng giảm theo. Khi các doanh nghiệp sản xuất vải của Trung Quốc sản xuất cầm chừng thì nguyên liệu sợi họ cũng hạn chế nhập khẩu.
Để duy trì sản xuất, Công ty Dệt Hà Nam phải bố trí công nhân làm việc 3 ca và mở rộng khâu tiêu thụ sản phẩm trong nước. Bởi thực tế, nếu không duy trì đều việc làm cho lao động, khi kìm chế được dịch bệnh, việc thu hút lao động trở lại sẽ gặp khó khăn. Hơn nữa, khi dịch bệnh bùng phát, việc nhập nguyên liệu bông cũng gặp nhiều khó khăn. Trong Tết Nguyên đán giá bông bắt đầu tăng, trong khi đó giá sợi tăng rất chậm cũng ảnh hưởng đến hiệu quả ngành dệt may.
Cũng như Công ty Dệt Hà Nam, nhiều doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua gặp rất nhiều khó khăn khi dịch Covid – 19 bùng phát, nhất là những doanh nghiệp làm gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài. Khi dịch bệnh bùng phát, nhiều đơn hàng đã bị hủy bỏ, một số doanh nghiệp phải cắt việc làm, giảm giờ làm đối với lao động. Theo phân tích của nhiều doanh nghiệp, nếu trước đây các đơn hàng doanh nghiệp nhận trước từ 3 - 6 tháng thì hiện tại đơn hàng dệt may gần như ngưng trệ, chỉ có thể có đơn hàng theo từng tháng. Trước tình hình này, các doanh nghiệp không thụ động chờ thị trường xuất khẩu hồi phục mà chủ động tìm nhiều hướng sản xuất mới, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, vì thị trường nội địa có quy mô nhỏ (chỉ chiếm 10% đối với năng lực ngành dệt may), không thể giải quyết được khó khăn của doanh nghiệp dệt may, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 đang làm giảm nhu cầu tiêu dùng bởi các hoạt động giãn cách xã hội, giảm chi tiêu của hộ gia đình.
Ông Trần Trọng Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Hùng Sơn (Lý Nhân), chuyên may mặc quần áo lao động cho biết: Trong bối cảnh hiện nay, ưu tiên của người dân là lương thực, thực phẩm chứ không phải quần áo. Đối với thị trường quần áo bảo hộ lao động, trước đây khi chưa có dịch, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, một năm có thể mua cho công nhân từ 2-3 bộ quần áo. Khi dịch bệnh bùng phát, nhiều doanh nghiệp phải thu gọn sản xuất, cho công nhân nghỉ việc… ảnh hưởng đến thị trường quần áo bảo hộ lao động. Trong thời điểm hiện nay, công ty tích cực nghiên cứu thị trường, thay đổi mẫu mã sản phẩm, chào bán hàng ở nhiều tỉnh, thành phố, giảm giá thành sản phẩm, nhằm duy trì việc làm cho công nhân lao động.
Trước những khó khăn do dịch Covid-19 tác động, nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may đã tự tìm hướng đi riêng, thay đổi cơ cấu sản xuất. Nhiều doanh nghiệp còn tìm cách cùng nhau tăng cường liên kết chuỗi trong sản xuất, từ khâu kéo sợi, dệt, nhuộm để các đơn vị trong chuỗi cùng ổn định và phát triển.
Theo nhận định của ngành công thương, tác động của dịch Covid-19, cùng với các ngành du lịch, hàng không, da giày, dệt may là ngành hàng chịu thiệt hại trực tiếp lớn. Trong bối cảnh hiện nay, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thì việc sắp xếp lại lao động, nỗ lực tìm kiếm thị trường, chuyển đổi công nghệ sản xuất… để duy trì hoạt động, đó cũng là hướng đi, cách làm của nhiều doanh nghiệp dệt may.
Sáng 16/1, tại UBND xã Thanh Hương, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) huyện Thanh Liêm phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin huyện và Tập đoàn GELEX tổ chức chương trình trao quà cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi CĐDC/dioxin và người khuyết tật trên địa bàn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tiếp tục thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam với chính quyền hai quận quận Bonghwa-gun và Gochang-gun (Hàn Quốc) về việc đưa lao động sang làm việc thời vụ tại Hàn Quốc năm 2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) đã tiến hành thông báo rộng rãi điều kiện, thời gian đăng ký hồ sơ người lao động có nhu cầu trên hệ thống Cổng Thông tin giới thiệu việc làm của trung tâm.
Căn cứ Kế hoạch số 03/KH-SVHTTDL-HVHNT ngày 08/01/2025 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Phối hợp tổ chức cuộc thi "Ảnh đẹp Du lịch Hà Nam" năm 2025; Ban tổ chức cuộc thi Ảnh đẹp Du lịch Hà Nam xây dựng Thể lệ cuộc thi với những nội dung cụ thể như sau:
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.