Các con bà Huân người ở miền Nam, người ở Quảng Ninh, Hải Phòng nhưng năm nào cũng về ăn Tết với mẹ. Năm nay mọi người cũng đều sắp xếp lịch từ sớm, điện cho mẹ hẹn ngày này ngày nọ về. Đùng một cái, dịch Covid-19 bùng phát đợt 3. Thế là các con bà nháo nhác cả lên. Quảng Ninh thì rõ là không về được. Còn Sài Gòn hay Hải Phòng thì nguy cơ dịch cũng rất cao, về mà nhỡ lây ra mẹ, ra hàng xóm thì thật có lỗi. Nhưng nếu ở lại thì bồn chồn, nóng ruột vì từ lâu bà Huân sống có một mình nên Tết năm nào các con cũng cho cả gia đình về ăn Tết với mẹ. Thấy các con phân vân, lo cho mẹ, trong các lần con điện về bà Huân chủ động nói là không nên về, không được về. Bà cũng nói không về trước hết để giữ gìn cho sức khỏe của bà, giữ gìn cho hàng xóm. Bà sẽ cố gắng sắp xếp để các con không phải lo, an toàn trước dịch bệnh là số một. Tết năm nay không về thì Tết sang năm về. Nhưng nếu về mà không may bị dịch thì không nói trước được điều gì…
Các con không về, việc sắm Tết với bà Huân đơn giản. Và tuy chúng không về nhưng chạp ông Công, rồi ba mươi, giao thừa, mùng một, mùng hai Tết, vợ chồng con cái gọi điện hình ảnh về suốt cho bà. Các cháu líu lo chuyện trò, chúc Tết bà. Các con “truyền hình trực tiếp” những buổi làm cỗ Tết ở nhà chúng. Tất niên, giao thừa, mùng một, mùng hai Tết, khi bà làm cơm cúng đặt lên bàn thờ xong, buổi nào cũng vậy các con biết giờ trước và đều gọi điện hình ảnh về để vái lạy tổ tiên qua màn hình. Vì vậy mà dù các con không về nhưng bà vẫn thấy sự hiện diện của chúng. Chiếc Ipad các con mua cho bà thực sự là chiếc cầu online hữu dụng chuyển tải tình cảm, sự quan tâm, mang đến niềm vui cho cả nhà trong một năm Tết không thể sum họp do dịch bệnh.
Trong làng không chỉ có nhà bà Huân mà nhiều nhà con cái, người thân cũng không thể về quê ăn Tết vì vướng dịch. Dù không thể sum họp nhưng các thành viên trong gia đình đều thường xuyên gọi điện thoại hình ảnh để nhìn thấy nhau, để kể cho nhau nghe về các hoạt động trong Tết, để chúc những lời tốt đẹp. Dịch bệnh làm cho nhiều gia đình không thể họp mặt đông đủ trong dịp Tết, nhưng không vì thế mà tình cảm xa cách. Các thành viên trong gia đình vẫn gặp gỡ, chuyện trò, thăm hỏi, gửi tình cảm tới nhau qua điện thoại, qua Ipad, cầu chúc một năm mới bình an và dịch bệnh mau kết thúc.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 17/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Đoàn ĐBQH Hà Nam thảo luận ở tổ 16.
Sáng 17/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (CĐS) và Đề án 06 chủ trì Phiên họp lần thứ hai của BCĐ.
Sáng 17/5, Lễ cung rước, tôn trí xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – Bảo vật Quốc gia Ấn Độ tại chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh. Dự lễ cung rước, tôn trí xá lợi Đức Phật có các đồng chí: Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy... Hàng nghìn tăng, ni, phật tử cũng đã có mặt từ rất sớm tại chùa Tam Chúc để cung đón đoàn rước xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về chùa Tam Chúc.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.