Trẻ ho khi nào cần uống thuốc?

Tư vấn 18:09 01/01/2021 VNE
Con tôi bị ho, quấy khóc nhiều, thỉnh thoảng thức giấc vào đêm. Tôi có nên cho con uống thuốc ho để ngừng cơn ho hay không? (Mai)

Ảnh minh họa

Trả lời:

Ho không phải bệnh mà chỉ là triệu chứng thể hiện nhóm bệnh nào đó như viêm mũi họng, viêm phổi, phế quản hay trào ngược dạ dày hoặc do kích ứng bên ngoài. Thông thường, bác sĩ tập trung điều trị nguyên nhân, khi nguyên nhân ổn thì triệu chứng ho tự bớt và giảm dần đi.

Trong một số trường hợp, ho còn là phản ứng có lợi làm sạch đường hô hấp, đẩy sạch các đờm, dãi, dị vật... ra ngoài. Trường hợp ho liên tục, liên tục không ngớt, ho ra máu ảnh hưởng đến sinh hoạt của con, thì mới cần đến can thiệp của bác sĩ.

Do đó, khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên lo lắng quá mức mà vội vàng dùng thuốc để ngừng cơn ho của con. Hầu hết các thuốc giảm ho không kê đơn thường không hiệu quả ở trẻ em, đặc biệt là với trẻ dưới 6 tuổi. Tuỳ ý sử dụng thuốc có thể để lại hậu quả không mong muốn, gây nguy hiểm đến sức khỏe trẻ.

Nếu một đứa trẻ ho thường xuyên và dữ dội đến mức không thể ngủ được, thì nhiều khả năng đây là một đợt cảm lạnh, cần được điều trị nguyên nhân. Ức chế cơn ho bằng thuốc ho theo toa có thể khiến tình trạng trẻ nên xấu hơn.

Một số biểu hiện ho ở trẻ cần chú ý hơn như khó thở, hoặc khó thở hơn khi bú; trẻ phải gắng sức để thở nhanh hơn bình thường dẫn đến tím tái, xanh tím hoặc tái ở mặt, môi, miệng. Trẻ ho, kèm theo sốt cao trên 38,5 độ; trẻ nhũ nhi dưới 3 tháng bị ho hơn hơn vài giờ; trẻ bỏ bú, hoặc không thể bú, ho ra máu; trẻ khó chịu, tiếng thở rít khi hít vào, khò khè khi thở ra; trẻ trông có vẻ mệt, bơ phờ, cáu kỉnh, ho liên tục, hoặc không ngủ.

Nếu trẻ thỉnh thoảng ho mà không ảnh hưởng tới sinh hoạt, giấc ngủ, cách tốt nhất là nên để trẻ ho tự nhiên. Thường xuyên vệ sinh mũi giúp trẻ giảm nghẹt mũi và có thể giảm thiểu ho, làm giảm nước mũi chảy xuống kích thích đường thở.

Bố mẹ có thể dùng máy phun hơi sương tạo đổ ẩm trong phòng ngủ vào ban đêm. Cho trẻ uống nước để làm dịu cổ họng, tránh đồ uống có ga hay trái cây họ cam quýt gây kích ứng cổ họng.

Nếu trẻ bị hen suyễn, bạn nên tuân thủ phác đồ quản lý hen suyễn mà bác sĩ đang điều trị cho con. Khi trẻ có biểu hiện bất thường, cần đưa đến viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc ho hoặc thuốc cảm lạnh mà khi chưa được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn, chỉ định.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Mang mùa xuân ra đảo

Thư viện ảnh  |  10:12 11/01/2025

Chiều muộn ngày 10/1, trên con tàu 634, Hải đội 137, 26 cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 169, Bộ Tư lệnh Vùng I Hải Quân cùng với đoàn cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đã khởi hành chuyến thăm, tặng quà, chúc Tết nhân dân, cán bộ, chiến sỹ đang công tác tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Bà (thành phố Hải Phòng).

Thực hiện một số giải pháp cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ dịp Tết Nguyên đán

An ninh  |  06:25 11/01/2025

UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 21/UBND-TCDNC ngày 04 /01/2025 về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu năm 2025.

Trung Quốc duy trì liên lạc với WHO về HMPV  

Quốc tế  |  05:39 11/01/2025

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/1 cho biết vẫn duy trì liên lạc chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về các bệnh hô hấp trong bối cảnh số ca nhiễm virus gây viêm phổi trên người (HMPV) gia tăng tại nước này.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC