Sa dây rốn - biến chứng nguy hiểm cuối thai kỳ

Tư vấn 06:13 06/12/2020 VNE
Sản phụ ngoài 30 tuổi, mang thai lần ba, quá trình chuyển dạ dây rốn lọt xuống trước và mắc kẹt, thai nhi trong tử cung tim đập rời rạc.

Ông Phạm Văn Học, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, đánh giá trường hợp này, xảy ra ngày 3/12, là một tai biến đặc biệt nguy hiểm, trong sản khoa thường gọi là sa dây rốn. Quá trình cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ đột ngột do co thắt của các mạch máu dây rốn. Thai nhi nguy hiểm.

Xác định đây là một trường hợp cấp cứu tối khẩn cấp, các bác sĩ kích hoạt báo động, đưa sản phụ lên phòng mổ khi chưa kịp khai thác đầy đủ thông tin và làm các xét nghiệm cần thiết. Kíp bác sĩ gây mê hồi sức, sơ sinh phối hợp phẫu thuật, chưa đầy 5 phút sau bé gái được đưa ra khỏi bụng mẹ trong trạng thái tím tái, suy hô hấp. May mắn, do thời gian bị ngừng cấp oxy chưa dài nên sau ít phút cấp cứu, bé đã hồi tỉnh, khóc được, các chỉ số sinh tồn ổn định.

Bác sĩ cấp cứu sản phụ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, có thể xảy ra lúc còn ối (sa dây rốn trong bọc ối) hay nguy hiểm hơn là sa dây rốn sau khi vỡ ối. Đây là một tình trạng cấp cứu hàng đầu vì gây suy thai cấp. Khi ấy cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông, hoặc sa ra ngoài âm đạo, việc cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ. Nếu không lấy thai ra ngay, có khả năng em bé sẽ chết trong vòng 30 phút. Thông thường cứ 300 trẻ chào đời có một ca bị sa dây rốn.

Nguyên nhân sa dây rốn có thể do người mẹ đẻ nhiều lần nên ngôi thai không tốt, bất thường, khung chậu hẹp, méo... Ngôi thai bất thường, ví dụ ngược, ngang do ngôi không tỳ vào cổ tử cung, dây rốn có thể sa...

Theo bác sĩ, thường dễ chẩn đoán sa dây rốn. Trong quá trình sản phụ chuyển dạ, hộ sinh có thể nhìn thấy dây nhau sa ra ngoài âm hộ, thăm âm đạo thấy dây rốn nằm cuộn trong âm đạo hoặc ở cổ tử cung.

Sa dây rốn là biến chứng thường xảy ra vào giai đoạn cuối của thai kỳ (thai khoảng hơn 38 tuần). Khi phát hiện sản phụ sa dây rốn, cần được cấp cứu kịp thời trong vòng 30 phút thì may ra mới cứu được trẻ.

Hình ảnh mô phỏng sa dây rốn.

Không có biện pháp cụ thể nào để ngăn ngừa hiện tượng sa dây rốn. Bác sĩ khuyến cáo, khi bị sa dây rốn, sản phụ có thể cảm thấy dây rốn trong vùng kín. Khi cảm thấy sự bất thường, cần đến viện cấp cứu ngay, không tự cố gắng đẩy dây rốn trở lại.

Trong khi chờ cấp cứu, để giảm rủi ro dây rốn bị chèn ép quá nhiều, bác sĩ khuyên sản phụ duy trì tư thế quỳ úp mặt xuống sàn nhà với đầu gối quỳ gập, khuỷu tay và bàn tay úp sát sàn nhà.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Mang mùa xuân ra đảo

Thư viện ảnh  |  10:12 11/01/2025

Chiều muộn ngày 10/1, trên con tàu 634, Hải đội 137, 26 cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 169, Bộ Tư lệnh Vùng I Hải Quân cùng với đoàn cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đã khởi hành chuyến thăm, tặng quà, chúc Tết nhân dân, cán bộ, chiến sỹ đang công tác tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Bà (thành phố Hải Phòng).

Thực hiện một số giải pháp cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ dịp Tết Nguyên đán

An ninh  |  06:25 11/01/2025

UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 21/UBND-TCDNC ngày 04 /01/2025 về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu năm 2025.

Trung Quốc duy trì liên lạc với WHO về HMPV  

Quốc tế  |  05:39 11/01/2025

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/1 cho biết vẫn duy trì liên lạc chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về các bệnh hô hấp trong bối cảnh số ca nhiễm virus gây viêm phổi trên người (HMPV) gia tăng tại nước này.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC