Theo tổng hợp của các ngành chức năng, đến thời điểm này toàn tỉnh có 1.005 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 317 dự án FDI và 688 dự án trong nước với số vốn đăng ký 4 tỷ 206 triệu USD và 133.813 tỷ đồng. Trong tổng số nhà đầu tư trên, tại các KCN có gần 450 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có gần 280 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 3 tỷ 900 triệu USD, còn lại các dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 30.166 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào tỉnh, như Công ty cổ phần Masan Nutri-Science (MNS) có Nhà máy chế biến thịt lợn tại KCN Đồng Văn IV, xã Đại Cương (Kim Bảng). Đây là dự án có diện tích 10 ha, với nguồn vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, xây dựng dây chuyền chế biến thịt, công suất khoảng 1 triệu 400 nghìn con lợn/năm, tương đương 140.000 tấn/năm. Mô hình nhà máy được chuyển giao công nghệ từ Đan Mạch, trong đó các thiết bị, dụng cụ, vật liệu tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm đều tuân thủ tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Cơ quan quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA). Sản phẩm là thịt lợn mát được lưu trữ và phân phối trong hệ thống kho, xe vận chuyển lạnh từ 0-4oC trong suốt thời hạn sử dụng, bảo đảm hạn chế vi sinh vật phát triển, giữ hương vị tự nhiên, tươi ngon. Việc xây dựng tổ hợp chế biến thịt của Công ty cổ phần Masan Nutri-Science đã chạm đến mảnh ghép quan trọng cuối cùng trong việc hoàn chỉnh mô hình 3F (từ trang trại đến bàn ăn) và MNS sẽ là công ty đầu tiên ở Việt Nam trong ngành thịt xây dựng một mô hình 3F, hướng tới cung cấp cho người tiêu dùng Việt các sản phẩm thịt ngon, an toàn.
Hay Công ty Honda Việt Nam Chi nhánh Hà Nam đến nay đã đầu tư nhà máy có công suất hơn 1,1 triệu xe máy/năm (tăng gấp hơn 2 lần so với thời gian mới đầu tư nhà máy), đang thu hút khoảng 3.000 lao động vào làm việc. Đây cũng là một trong những dự án có quy mô lớn và công nghệ sản xuất hiện đại đầu tư vào KCN Đồng Văn II. Theo kế hoạch trong năm 2020 doanh nghiệp này sẽ sản xuất và lắp ráp 1,1 triệu xe máy các loại, nộp ngân sách cho nhà nước khoảng 1.700 tỷ đồng. Honda là doanh nghiệp nộp ngân sách cao nhất trên địa bàn tỉnh đến thời điểm này.
Theo ông Trần Văn Kiên, Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh, thành công trong thu hút đầu tư ở Hà Nam trước hết là tỉnh đã tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng; kêu gọi các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN; xây dựng đồng bộ hạ tầng KCN để sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư thứ cấp. Ngoài ra, Ban Quản lý các KCN tỉnh còn thường xuyên phối hợp với các ngành trong tỉnh: Chủ động tiếp xúc, liên hệ và làm việc với các nhà đầu tư có tiềm năng, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản để vận động, kêu gọi đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh; tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức các buổi làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước để mời gọi đầu tư; thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính theo chương trình, kế hoạch đã đăng ký với tỉnh; thực hiện tốt 10 cam kết của UBND tỉnh đối với các nhà đầu tư. Nhờ vậy, đến nay tại các KCN đã thu hút được gần 450 dự án đầu tư còn hiệu lực, với diện tích đất công nghiệp đã giao khoảng 1.038 ha, trong đó diện tích các doanh nghiệp đã sử dụng 791 ha, đạt hiệu suất 76,2%. Năm 2020 ước các doanh nghiệp trong các KCN đóng góp 75% giá trị sản xuất công nghiệp của cả tỉnh và nộp ngân sách ước đạt 4.300 tỷ đồng.
Để tiếp tục đón các nhà đầu tư mới, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các huyện, thị xã giải phóng mặt bằng KCN Thanh Liêm, KCN Thái Hà, mở rộng KCN Đồng Văn III giai đoạn II. Đối với thu hút đầu tư, tỉnh ưu tiên: thu hút các dự án có vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường; thu hút ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu, dược phẩm. Tiếp tục chú trọng thu hút các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu, Bắc Mỹ và các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước.
Luật Bảo hiểm y tế năm 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trừ một số quy định có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Xin giới thiệu những điểm mới về mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế trong văn bản quan trọng này.
Trước thềm Tết nguyên đán Ất Tỵ, Trường Mầm non Lê Hồng Phong (thành phố Phủ Lý) phối hợp với Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Bộ CHQS tỉnh tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” gói bánh chưng xanh tặng quà Tết trẻ mầm non và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Sáng 16/1, Công đoàn Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã tổ chức tặng quà Tết Ất Tỵ cho các hộ nghèo và đình chính sách tại phường Thanh Châu ( TP Phủ Lý). Đồng chí Nguyễn Anh Chức, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH tỉnh dự và trao quà.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.