Trẻ dưới một tuổi ăn mật ong dễ ngộ độc

Dinh dưỡng 05:53 08/09/2020 Chi Lê
Bào tử C. botulinum có trong mật ong có thể phát triển và tạo độc tố trong cơ thể trẻ dưới một tuổi, gây ngộ độc.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, Học viện Nhi khoa Mỹ, đều khuyến cáo không nên cho trẻ em dưới một tuổi uống mật ong.

Tiến sĩ Đào Tuyết Trinh, nguyên phụ trách khoa Vi sinh - Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, giải thích trẻ có thể ngộ độc do ăn mật ong vì dễ nhiễm các bào tử của vi khuẩn C. botulinum. Chúng tồn tại nhưng không thể nảy mầm, phát triển hoặc tạo ra độc tố do mật ong có tính acid cao và quá ẩm, có thể bị hệ vi sinh ở đường ruột của người lớn tiêu diệt.

Tuy nhiên, trẻ dưới một tuổi có đường ruột chưa hoàn thiện, mật ong được pha loãng trong hệ tiêu hóa ít oxy, acid thấp, các bào tử có thể phát triển trong ruột và tạo ra độc tố, từ đó gây ngộ độc botulinum.

Khi bào tử xâm nhập cơ thể trẻ, độc tố của C. botulinum gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới hệ thống thần kinh, hệ hô hấp, gây tê liệt các cơ hô hấp khiến trẻ thở yếu, thậm chí không thở được. Triệu chứng ngộ độc nặng thường xuất hiện sau khi trẻ dùng mật ong 12-36 giờ. Độc tố cũng có thể gây gồm đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, xuất hiện muộn hơn sau khoảng ba ngày và có thể kéo dài hàng tháng.

Mật ong có thể được thanh trùng ở nhiệt độ thấp để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Một số khuyến cáo cho rằng nên đun mật ong trong khoảng 30 phút ở 63-65 độ C. Khi đó, các bào tử C. botulinum sẽ bất hoạt và không có khả năng gây độc lực. Thêm vào đó, quá trình thanh trùng có thể làm hỏng hương vị và mùi thơm, chất phytochemical, chất chống oxy hóa và dinh dưỡng của mật ong.

"Vì vậy, để an toàn, cha mẹ nên đợi đến khi trẻ được ít nhất một tuổi mới cho ăn mật ong", tiến sĩ Trinh cho biết.

Một ong sau quá trình chế biến. Ảnh: aol.org.au.

Vi khuẩn kỵ khí Clostridium botulinum (C. botulinum) là vi khuẩn gram dương, hình que, hình thành bào tử, di động, có khả năng tạo ra độc tố thần kinh. Nội bào tử của vi khuẩn có thể chịu nhiệt, có thể tồn tại trong điều kiện bất lợi, thường được tìm thấy trong đất, rau quả và hải sản.

C. botulinum có 4 nhóm và 7 serotype (A-G) dựa trên tính kháng nguyên của độc tố botulinum được tạo ra. Serotype A, B và E có liên quan đến bệnh truyền qua thực phẩm. Độc tố botulinum có thể gây ra bệnh liệt nặng ở người, được nhân loại ghi nhận là độc tố mạnh nhất hiện nay.

Botulinum type B nhiễm trong pate Minh Chay, thời gian qua gây ngộ độc nhiều người trên cả nước. Ít nhất 15 người đã nhập viện điều trị.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Bình Lục trước Kỳ họp thứ 7

Người đại biểu nhân dân  |  11:15 03/05/2024

Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, sáng ngày 3/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức các tổ ĐBQH đi tiếp xúc cử tri tại một số địa phương trong tỉnh. Đồng chí Phạm Hùng Thắng, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp xúc với cử tri xã Bồ Đề (huyện Bình Lục). Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh cùng cấp ủy, chính quyền huyện Bình Lục và xã Bồ Đề.

Liên đoàn Lao động huyện Kim Bảng phát động Tháng Công nhân năm 2024

Đoàn - Hội  |  10:46 03/05/2024

Sáng 3/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Kim Bảng tổ chức hội nghị phát động Tháng Công nhân, hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024.

Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Hồ sơ tư liệu  |  08:52 03/05/2024

Tiếp theo kỳ trước

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC