Trong đường tiêu hóa, hàng tỷ vi sinh vật cùng nhau tạo thành hệ vi sinh đường ruột có vai trò trong rất nhiều những chức năng sống của con người.
Trước hết, các vi khuẩn đường ruột sẽ giúp phân giải thức ăn mà con người không thể tự tiêu hóa bằng dịch vị dạ dày, từ đó tạo ra các dưỡng chất quan trọng. Tiếp theo, vi khuẩn đường ruột giúp điều tiết hệ miễn dịch và bảo vệ chúng ta khỏi những tác nhân xâm hại từ bên ngoài.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến hệ vi sinh đường ruột, bao gồm: môi trường, các loại thuốc như kháng sinh, thậm chí ngay cả việc chúng ta được sinh ra theo cách thông thường hay là mổ đẻ. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất cũng như liên quan đến sức khỏe về lâu dài của hệ vi sinh đường ruột chính là thực phẩm.
Chế độ ăn nhiều chất xơ giúp đẩy lui bệnh tật
Các loại chất xơ có thể tiêu hóa được từ thực phẩm như: trái cây, rau, quả hạch, đậu và ngũ cốc nguyên hạt được coi là “nguồn năng lượng” tốt nhất cho vi khuẩn đường ruột. Theo đó, khi các vi sinh vật này tiêu hóa chất xơ, chúng sẽ sản sinh ra các axit béo chuỗi ngắn, làm giàu cho thành ruột, tăng cường chức năng miễn dịch và ngăn ngừa hiện tượng viêm sưng, giúp giảm nguy cơ bị ung thư. Việc ăn nhiều chất xơ sẽ làm tăng thêm các vi khuẩn có khả năng tiêu hóa chất xơ trong đường ruột.
Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015, các nhà khoa học đã thử hoán đổi chế độ ăn giàu chất xơ của những người dân nông thôn ở Nam Phi, với chế độ ăn giàu chất béo, nhiều thịt của 1 nhóm người Mỹ gốc Phi. Kết quả là sau 2 tuần hoán đổi chế độ ăn, nhóm người ở vùng nông thôn Nam Phi khi áp dụng chế độ ăn phương Tây đã có hiện tượng tăng lên các triệu chứng viêm trực tràng, đồng thời suy giảm butyrate, loại axit béo chuỗi ngắn có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư trực tràng. Trong khi đó, kết quả lại hoàn toàn trái ngược ở nhóm người Mỹ gốc Phi khi ăn chế độ giàu chất xơ.
Thiếu chất xơ ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?
Ít chất xơ đồng nghĩa với việc vi khuẩn đường ruột sẽ bị “thiếu ăn”, khiến chúng dần chết đi vì đói. Hệ quả là hệ vi sinh đường ruột bị suy giảm nghiêm trọng về sự đa dạng chủng loại. Thậm chí, khi không được cung cấp thức ăn (chất xơ), các vi khuẩn bị đói sẽ bắt đầu ăn lớp nhầy trên thành ruột của con người.
Các vấn đề thường gặp phải khi thiếu chất xơ là: táo bón và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ; rối loạn tim mạch; tăng lượng đường trong máu; dễ viêm loét đường ruột...
Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến hệ vi sinh đường ruột?
Khoa học cũng đã chứng minh được rằng, một số loại thức ăn nhất định có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến vi khuẩn đường ruột. Điển hình như trái cây, rau củ, trà, cà phê, rượu vang đỏ, chocolate đắng giúp làm tăng sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột. Điểm chung của những thực phẩm, đồ uống này là đều có chứa Polyphenol, một hợp chất chống oxy hóa tự nhiên. Ngược lại, các loại thực phẩm giàu chất béo như: sữa nguyên kem, nước ngọt có ga sẽ làm giảm sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột.
Bên cạnh đó, cách thực phẩm được chế biến thế nào cũng ảnh hưởng đến vấn đề này. Thực phẩm tươi, thực phẩm chế biến ít sẽ có nhiều chất xơ hơn. Vì vậy, rau ăn sống, hấp/luộc, xào sẽ nhiều chất xơ hơn là món rán.
Bạn cũng có thể trực tiếp làm tăng lượng vi khuẩn có lợi (probiotics) thông qua thực phẩm, điển hình là thực phẩm lên men như: sữa chua, kim chi, dưa cà muối, thậm chí là bia bởi chúng đều rất giàu các chủng lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacteria.
Chiều muộn ngày 10/1, trên con tàu 634, Hải đội 137, 26 cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 169, Bộ Tư lệnh Vùng I Hải Quân cùng với đoàn cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đã khởi hành chuyến thăm, tặng quà, chúc Tết nhân dân, cán bộ, chiến sỹ đang công tác tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Bà (thành phố Hải Phòng).
UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 21/UBND-TCDNC ngày 04 /01/2025 về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu năm 2025.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/1 cho biết vẫn duy trì liên lạc chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về các bệnh hô hấp trong bối cảnh số ca nhiễm virus gây viêm phổi trên người (HMPV) gia tăng tại nước này.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.