Dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nam có đồng chí Trương Minh Hiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản.
Theo Bộ NN&PTNT, 10 năm trở lại đây, cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản của nước ta đã có những bước phát triển đáng kể; từng bước hình thành hệ thống công nghiệp chế biến nông sản có công suất thiết kế chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản/năm; cả nước có trên 7.500 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu.
Đối với lĩnh vực cơ giới hóa trong nông nghiệp, trang bị động lực, số lượng, chủng loại máy, thiết bị nông nghiệp tăng dần. Năm 2019 so với năm 2011, số lượng máy kéo cả nước tăng khoảng 48%, máy gặt đập liên hợp tăng 79%; máy sấy nông sản tăng 29%. Trang bị động lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp cả nước đạt khoảng 2,4 mã lực/01ha canh tác. Công nghiệp hỗ trợ cũng đạt được những kết quả nhất định. Các chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ ban đầu đã phát huy tác dụng. Việc phát triển công nghiệp chế biến và cơ giới hóa sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất, giá trị gia tăng nông sản, tạo tiền đề xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển công nghiệp chế biến và cơ giới hóa nông nghiệp hiện còn nhiều hạn chế, cần có các giải pháp tập trung khắc phục.
Ở tỉnh ta, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp. Toàn tỉnh có khoảng 3000 cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản, giải quyết việc làm cho khoảng 10.000 lao động. Cơ cấu ngành hàng chế biến ngày càng phong phú, như: chế biến thực phẩm, bảo quản rau, củ, giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến thức ăn chăn nuôi. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp có bước tiến mới, nhất là đối với sản xuất lúa. Tuy nhiên, ở các lĩnh vực khác, tỷ cơ giới hóa thấp hơn.
Tại hội nghị, các ý kiến phát biểu đều khẳng định vai trò và sự cần thiết phải quan tâm đầu tư cho phát triển công nghiệp chế biến và cơ giới hóa trong nông nghiệp. Trước hết là thay đổi tư duy để thúc đẩy lĩnh vực “then chốt” này phát triển mạnh mẽ. Đã đến lúc phải xem xét, cơ cấu lại sản xuất, dựa vào yêu cầu hội nhập kinh tế và tiêu dùng nội địa. Phát triển công nghệ chế biến theo 2 hướng, quy mô lớn và công nghệ hiện đại để giải bài toán sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Để làm được điều đó, cần thực hiện đồng bộ giải pháp về công nghệ và quản trị; làm tốt cơ giới hóa sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tăng lợi nhuận cho nông dân. Chính Phủ cần ban hành chính sách thúc đẩy cạnh tranh, đạt được nhiều lợi ích…
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam còn nhiều tiềm năng lớn, có thể làm giàu từ nông nghiệp. Các địa phương, doanh nghiệp, các bộ ngành cần lắng nghe, tiếp thu và có giải pháp tháo gỡ cho hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp để nắm bắt thời cơ mới cho phát triển nông nghiệp.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển công nghiệp chế biến, cơ giới hóa sản xuất, Thủ tướng Chính Phủ yêu cầu cần tiếp tục tìm kiếm thị trường, phát triển mạnh mẽ các sản phẩm có thế mạnh. Về tín dụng, thực hiện kéo dài thời gian vay, giảm lãi suất cho vay. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ vào sản xuất giống, sản xuất máy móc, thiết bị; có giải pháp giảm chi phí, giá thành sản phẩm; quy hoạch vùng nguyên liệu quy mô lớn, xây dựng thương hiệu sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực.
Với tầm nhìn đến năm 2030, để đạt được các mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính Phủ yêu cầu cần xây dựng các giải pháp với chiến lược phát triển. Các bộ, ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ xây dựng các chương trình, giải pháp để phục vụ các mục tiêu phát triển về kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp chế biến, cơ giới hóa nông nghiệp nói riêng…
Bích Huệ
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp ở hội trường nghe trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số; báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Sau đó, các đại biểu thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam thảo luận ở tổ 18.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.