Tay chân lạnh, là dấu hiệu của 4 bệnh nguy hiểm nhiều người không nghĩ tới

Tư vấn 06:02 27/12/2019 Trương Dũng
Tưởng chừng là dấu hiệu không đáng lo ngại nhưng chứng tay chân lạnh quanh năm có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm.

 

Chân và tay thuộc thành phần ngoại vi của cơ thể, và thường có nhiệt độ thấp hơn các bộ phận khác. Do vậy, khi vào mùa đông, chân tay sẽ là bộ phận dễ bị "lạnh" nhất trên cơ thể.

Chân tay lạnh do giữ ấm không đủ là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Nhưng trong một số trường hợp, tình trạng chân tay lạnh diễn ra quanh năm, cả vào mùa hè lại là triệu của một số bệnh nguy hiểm.

 

1. Thiếu máu

Đầu tiên tay chân lạnh có thể là triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Chuyên gia dinh dưỡng Alyssa Tucci, từ New York (Mỹ), cho biết các tế bào hồng cầu cần sắt để mang oxy vào máu, lượng sắt thấp có thể gây tổn thương cho hệ tuần hoàn.

2. Phong thấp

Thứ hai, hội chứng Raynaud cũng làm chân tay lạnh và tái. Chứng Raynauld khiến phản xạ tự điều tiết của cơ thể trở nên quá nhạy cảm, quá mẫn với những thay đổi nhỏ của nhiệt độ bên ngoài làm cho ngón tay, ngón chân dễ trở nên tái và tím ngắt. Khi trời lạnh trở nên đỏ và sưng, hội chứng Raynaud có thể đi kèm theo bệnh thứ phát là phong thấp.

3. Tai biến

Thứ ba, tai biến mạch máu, thường xuất hiện ở nam giới ở tuổi trung niên. Giai đoạn đầu, bệnh nhân cảm thấy bị đau bắp chân, da gan bàn chân lạnh, đau nhức khi di chuyển và hết đau khi nghỉ ngơi. Ở giai đoạn nặng hơn, da bên tay hoặc chân bị tai biến kèm theo hiện tượng rụng tóc và giảm trí nhớ.

4. Suy thận

Thứ tư, thận yếu cũng là một trong những nguyên nhân khiến tay chân lạnh.  Triệu chứng suy thận thường xảy ra đột ngột khiến cho bệnh nhân có cảm giác ớn lạnh như bị gió thổi. Dù giữa mùa hè nhưng lúc nào người bệnh cũng cảm thấy chân tay lạnh buốt có khi lan tới đầu gối và khủy tay.

Kèm theo đó là các triệu chứng như tiểu đêm, tiểu nhiều hơn 8 lần vào ban ngày, đau ngang thắt lưng, nhức mỏi đầu gối, tinh thần mệt mỏi, mất ngủ…

Làm gì để hạn chế tình trạng chân tay lạnh:

1. Ngâm chân

Một trong những cách nhanh nhất để làm ấm đôi chân lạnh là ngâm chúng trong một chậu nước ấm trong 10 đến 15 phút, giúp máu lưu thông tới bàn chân. Việc này nên thực hiện hàng ngày, trước khi đi ngủ.

Những người bị tổn thương thần kinh ngoại biên do đái tháo đường nên thận trọng khi sử dụng nước nóng để làm ấm chân, vì họ có thể không có cảm giác đúng về nhiệt độ của nước, có thể dẫn đến bỏng.

 

2. Đi tất và giày ấm

Tất và giày ấm rất quan trọng đối với những người bị chân lạnh. Ngay cả khi ở trong nhà, mang tất và dép lông, thậm chí trải thảm trên sàn là giải pháp tốt giúp tay chân bớt lạnh lẽo.

3. Vận động

Đứng dậy và di chuyển, vận động có thể là một trong những cách dễ dàng nhất để làm ấm cơ thể và giúp máu lưu thông đến chân tay. Những người làm việc văn phòng, thường xuyên ngồi cảm thấy bàn chân lạnh cóng nên định kỳ đứng dậy và đi bộ.

Việc thúc đẩy lưu thông máu thông qua vận động, tập thể dục giúp giữ chân tay ấm áp trong suốt cả ngày.

4. Dùng túi sưởi

Túi sưởi rất hữu ích đối với người thường xuyên tay chân lạnh, tiện sử dụng bất cứ lúc nào, bất cứ đâu. Ngoài ra, những người bị lạnh tay chân có thể ăn nhiều cà rốt, các loại hạt.

Theo vietnamnet.vn

 

 

TIN MỚI CẬP NHẬT

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Kinh tế  |  05:38 23/11/2024

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.

Nỗ lực giảm thiểu vi phạm trật tự an toàn giao thông trong học sinh

Đời sống  |  05:29 23/11/2024

Từ ngày 1- 31/10/2024, lực lượng chức năng đã triển khai Tháng cao điểm ra quân xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với học sinh trên địa bàn tỉnh. Với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) về TTATGT gắn với tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, sau một tháng thực hiện, tình hình chấp hành pháp luật giao thông trong học sinh đã có những chuyển biến tích cực.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC