Những thực phẩm không nên kết hợp với mật ong để tránh gây hại sức khỏe

Tư vấn 05:13 24/11/2019 Trương Dũng
Mật ong được xem là bài thuốc tốt cho sức khỏe với vô số lợi ích mà nó đem lại. Tuy nhiên, nên tuyệt đối tránh kết hợp với những thực phẩm sau, nếu không sẽ nguy hiểm cho sức khỏe.

 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, mật ong giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) gây viêm loét dạ dày, làm giảm viêm dạ dày do uống quá nhiều rượu và giảm khả năng gây ung thư của một số tác nhân độc hại. Thậm chí, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Nga đã chỉ ra, mật ong giúp sáng mắt, phục hồi thị lực ở những người già bắt đầu bị đục thuỷ tinh thể.

Tuy nhiên, mật ong có thể gây ngộ độc với trẻ dưới 12 tháng tuổi, độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum có trong mật ong nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ. Hơn thế, nếu kết hợp với những loại thực phẩm sau sẽ là “đại kỵ”, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Mật ong đem lại vô số lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên nên biết sử dụng và kết hợp đúng cách.

 

1. Hẹ

Không nên ăn mật ong với hẹ, bởi mật ong có tác dụng nhuận tràng, nếu ăn cùng hẹ giàu chất xơ cũng rất dễ gây tiêu chảy. Hẹ giàu vitamin C, nhưng nếu gặp các khoáng chất đồng, sắt... trong mật ong thì dễ gây ra phản ứng oxy hóa, hoàn toàn mất đi tác dụng vốn có.

2. Hành

Axit hữu cơ, men có trong mật ong gặp phải hành có chứa axit amin sẽ gây phản ứng sinh hóa bất lợi cho cơ thể, nặng hơn có thể sản sinh chất độc, gây kích thích ruột khiến người dùng bị tiêu chảy.

3. Tào phớ

Tào phớ ngọt, tính hàn, có thể thanh nhiệt tán huyết. Tuy nhiên, nếu ăn kèm chúng với mật ong có thể gây tiêu chảy, bởi những loại enzim có enzyme trong mật ong và khoáng chất, protein thực vật… trong tào phớ hòa trộn với nhau sẽ phản ứng sinh hóa không có lợi cho sức khỏe.

4. Hành tây

Mật ong kị với hành tây, nếu ăn kèm sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, dễ khiến kích thích dạ dày, tiêu chảy hoặc ngộ độc.

5. Đậu phụ

Cả đậu phụ và mật ong đều rất tốt cho sức khỏe, nhưng chúng không thể kết hợp chung. Các khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa, không tốt cho sức khỏe.

6. Cá chép

Kết hợp cá chép với mật ong rất kỵ, nếu ăn kèm có thể ngộ độc ngay. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.

7. Thì là

Nếu vô tình kết hợp mật ong với thì là, rất dễ  gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.

8. Cơm

Nghe có vẻ vô căn cứ, bởi cơm vốn dĩ rất mát, lành, tuy nhiên nếu kết hợp cơm với mật ong rất dễ khiến bạn bị đau dạ dày.

9. Đựng mật vào bình sắt

Mật ong có tính axít yếu, nên khi tiếp xúc với bình đựng bằng kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tách sắt, nhôm, kẽm ra. Khi đó, ăn mật ong dễ bị đau bụng.Tốt nhất nên đựng mật ong vào bình thủy tinh hoặc gốm sứ.

Theo vietnamnet.vn

 

 

TIN MỚI CẬP NHẬT

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tiếp tục phiên họp cho ý kiến, chủ trương các nội dung theo thẩm quyền

Xây dựng Đảng - Chính quyền  |  17:56 06/05/2024

Chiều 6/5, Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh tiếp tục phiên thảo luận cho ý kiến, cho chủ trương các nội dung theo thẩm quyền. Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh.

Phát động cuộc thi 'Em vẽ sắc màu tình nguyện'

Văn hóa  |  17:39 06/05/2024

Sáng 6/5, Hội đồng Đội Trung ương, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam đã phát động cuộc thi vẽ tranh cho thiếu nhi “Ngày hội sắc màu” năm 2024.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC