Nga lên tiếng khi bị Estonia “đòi” lãnh thổ

Quốc tế 06:27 21/11/2019 Duy Nam
Phía Nga cho rằng, nếu xét về các khía cạnh luật pháp và bối cảnh lịch sử, thì không có cơ sở để trả lại lãnh thổ cho Estonia.

 

Ông Dmitry Novikov. Ảnh: Duma

 

 

Trước những tuyên bố gần đây của giới lãnh đạo Estonia rằng, Nga phải trả lại cho nước này 5% lãnh thổ, ngày 20/11, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Peskov đã gọi những yêu sách này là không chấp nhận được và Nga không thể đồng ý.

Phó Chủ tịch thứ nhất Uỷ ban của Duma quốc gia Nga về các vấn đề quốc tế Dmitry Novikov tuyên bố, nếu xét về các khía cạnh luật pháp và bối cảnh lịch sử, thì không có cơ sở để trả lại lãnh thổ cho Estonia.

Diện tích của Estonia là 45.227 km2. Đến năm 1920, người Estonia chiếm Yamburg và Pskov. Vào năm 1920, Nga và Estonia đã ký hiệp ước hòa bình về công nhận lẫn nhau. Theo Hiệp ước Hòa bình Tartu, trong thành phần của Estonia độc lập bao gồm Ivangorod, Izborsk, Pechory, Kingisepp và giáo xứ Narva mới thành lập.

Tuy nhiên, vào năm 1939-1940, Estonia đã trở thành một trong những nước cộng hòa Xô viết, gia nhập Liên Xô. Biên giới trong khu vực được vẽ lại liên tục. Một lần nữa, Izborsk được nhập vào vùng Pskov, Ivangorod và Kingisepp nhập vào vùng Leningrad của Nga. Bộ Ngoại giao Nga đã nhiều lần chỉ ra rằng, Hiệp ước Hòa bình Tartu đã hết hiệu lực sau khi Estonia gia nhập Liên Xô.

Ông Mikhail Myagkov, Giám đốc khoa học Hội lịch sử-quân sự Nga cũng nhấn mạnh rằng, các yêu sách của Estonia đối với Nga về 5% lãnh thổ bị chiếm đóng là hoàn toàn không có căn cứ. Theo ông,  Estonia đã không được kết nạp vào NATO, nếu nước này có tranh chấp về vấn đề biên giới và một thỏa thuận về biên giới với Nga chưa được ký kết.

Trước đó, hồi tháng 5 năm nay, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Estonia, Chủ tịch Đảng Bảo thủ nhân dân Mart Henme khẳng định rằng, Nga cho đến nay chưa trả lại cho nước này 5,2% lãnh thổ. Theo lời của ông Henme, thì Estonia sẵn sàng chờ giải quyết vấn đề này trong khuôn khổ luật quốc tế.

Ngày 19/11, Bộ trưởng ngoại giao Estonia Urmas Reinsalu cũng tuyên bố, việc phê chuẩn hiệp ước về biên giới giữa nước cộng hòa này và Nga ở thời điểm hiện tại chưa có triển vọng do bất đồng về hiệp ước hòa bình Tatur năm 1920./.

Theo VOV.VN

 

 

TIN MỚI CẬP NHẬT

Lượt 2 Giải bóng đá nữ vô địch quốc gia: Phong Phú Hà Nam thất thủ trước Than khoáng sản Việt Nam

Trong tỉnh  |  06:18 08/05/2024

Lượt đấu thứ 2 Giải bóng đá nữ vô địch quốc gia - cúp Thái Sơn Bắc 2024, Phong Phú Hà Nam gặp đội được đánh giá cao hơn là Than khoáng sản Việt Nam. Kết quả chung cuộc Phong Phú Hà Nam đã thất thủ 0 -1, rơi xuống vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng sau 2 lượt đấu.

VĐV bóng bàn Anh Tú gặp thuận lợi ở vòng đấu loại Olympic Paris 2024

Trong nước  |  05:57 08/05/2024

Lễ bốc thăm chia bảng thi đấu môn bóng bàn vòng loại Olympic 2024 khu vực Đông Nam Á đã diễn ra chiều 7/5 tại Bangkok (Thái Lan). Trong số các vận động viên Việt Nam tham dự vòng loại, tay vợt chủ lực, niềm hy vọng số 1 của bóng bàn Việt Nam Nguyễn Anh Tú là người có thuận lợi ở vòng đấu bảng.

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật 'Điện Biên Phủ - Bản hùng ca vọng mãi'

Âm nhạc  |  05:50 08/05/2024

Tối 7/5, tại Quảng trường thành phố Vĩnh Long, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long tổ chức Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) với chủ đề “Điện Biên Phủ - Bản hùng ca vọng mãi”.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC