Toàn tỉnh có 28 HTX tham gia thực hiện đề án, phối hợp xây dựng được 50 mô hình trình diễn, trên tổng diện tích 394 ha, với các giống cây trồng chủ lực: lúa, ngô, cỏ, dưa, bí xanh và bí đỏ. Những giống cây trồng mới được lựa chọn đưa vào trình diễn là những giống đã được Bộ NN&PTNT công nhận chính thức kể từ năm 2015 trở lại đây tại vùng Đồng bằng sông Hồng hoặc đang được phép sản xuất thử tại địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016-2017; có tính khác biệt và tính mới so với giống cây trồng cũ đang được nông dân sản xuất, hội tụ các đặc điểm hơn hẳn về năng suất, chất lượng, chống chịu một số đối tượng dịch hại; giống mới đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng, được các doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…
Đáp ứng được các tiêu chí trên, cơ quan chuyên môn đã chọn được một số giống lúa đưa vào sản xuất thử nghiệm, như: HDT10, TBR225, ĐT37, VT-NA6, QP-5, Đông A1; lúa Nhật J02, GS55… Và một số mô hình sản xuất thử nghiệm giống bí đỏ Ford216, Ford 218, Super Dream; bí xanh Nova 209, bí xanh Thiên Thanh, bí TV01; ngô tẻ P4311, ngô tẻ VS36, ngô nếp Bạch Long; dưa bao tử Suzya, dưa chuột TI2 G1; cỏ Monanto2…
Các mô hình trình diễn bảo đảm quy mô theo quy định, thực hiện 3 cùng (cùng giống cây trồng, cùng thời vụ và áp dụng chung quy trình kỹ thuật thâm canh). Các địa phương được chọn làm mô hình trình diễn đã quy hoạch vùng sản xuất với diện tích phù hợp với từng giống cây trồng trên đất 2 lúa hoặc đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây hằng năm nhằm bảo đảm thuận lợi cho chăm sóc, bảo vệ, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Tham gia đề án về ứng dụng một số giống cây trồng mới, đối với mô hình trình diễn, nông dân được hưởng cơ chế hỗ trợ của tỉnh, áp dụng định mức 100% kinh phí mua giống cây trồng và 30% kinh phí mua vật tư.
Theo đánh giá của ông Bạch Văn Huy, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT), Đề án ứng dụng một số cây trồng mới chủ yếu theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô tập trung gắn với hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2017-2021 bước đầu đã đạt được kết quả tích cực. Quá trình thực hiện, chúng tôi đánh giá kỹ lưỡng cả mặt được và chưa được đối với nhiều yếu tố, đặc biệt là quy trình thâm canh và chất lượng sản phẩm. Cơ quan chuyên môn đã đánh giá, thẩm định và loại bỏ một số giống không đáp ứng yêu cầu, trong đó có 2 giống lúa và một giống ngô. Về hiệu quả, so với giống cũ, các giống được chọn nhìn chung chất lượng tốt hơn, năng suất cao hơn từ 5-30%, tăng thu nhập cho người sản xuất từ 7-20%.
Văn Xá được mùa vụ dưa chuột hè thuVụ hè thu năm nay bà Vũ Thị Hoa thôn Chanh Thôn xã Văn Xá Kim Bảng trồng 3 sào dưa chuột trên đất lúa cốt cao chuyển đổi Mặc dù thời gian cho quả không dài chỉ khoảng hơn một tháng nhưng số tiền bà thu được 30 triệu đồng Trừ chi phí giống phân bón vật tư có lãi đến 27 triệu đồng |
Cũng theo ông Bạch Văn Huy, mục tiêu thực hiện đề án ứng dụng một số giống cây trồng mới không chỉ nhằm chọn ra những loại giống cây trồng chất lượng tốt, mà qua đó còn tác động thay đổi tư duy chủ động trong việc tìm tòi, đổi mới cơ cấu cây trồng trong tổ chức sản xuất của nông dân và các HTXDVNN, hạn chế tình trạng thụ động như trong thời gian qua. Thông qua thực hiện đề án, góp phần khuyến khích nông dân liên kết sản xuất tập trung, quy mô lớn, hướng tới mỗi cánh đồng chỉ nên sản xuất từ 1-2 giống lúa.
Theo đề án, giai đoạn 2020-2021, trên cơ sở kết quả mô hình trình diễn sẽ chọn lọc ra 17 loại giống cây trồng mới (6 giống cây chủ lực) để triển khai nhân rộng. Tổng diện tích nhân rộng đến năm 2021 dự kiến khoảng 5.300 ha, trong đó riêng lúa 2.600 ha. Các giống cây trồng mới phải bảo đảm cho giá trị gia tăng cao hơn từ 10-15% so với các giống cây trồng cũ đang trồng phổ biến tại địa phương.
Là một trong những doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất lúa giống với nông dân ở tỉnh ta, ông Ngô Văn Dương, Giám đốc Công ty TNHH Nam Dương (KCN Đồng Văn) khẳng định: Chọn được giống lúa chất lượng tốt là yếu tố quan trọng giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, nông dân cần thay đổi tư duy tổ chức sản xuất, tư duy làm theo kinh nghiệm, thói quen không còn phù hợp nữa mà phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Người sản xuất phải có tư duy làm kinh tế, nên đầu tư như thế nào, liên kết với ai để có lợi nhuận cao nhất. Không làm được bài toán kinh tế đó thì không bao giờ có lợi nhuận cao hơn.
Đề án ứng dụng một số cây trồng mới chủ yếu theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô tập trung gắn với hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2017-2021 đang được thực hiện đúng lộ trình đề ra. Những kết quả ban đầu là cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo, góp phần thúc đẩy quá trình cơ cấu lại sản xuất, phát triển nông nghiệp.
Bích Huệ
Chiều 25/11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi chuyên đề: Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Đây là chuyên đề đặc biệt quan trọng để chuẩn bị cho việc xây dựng, hoàn thiện văn kiện đại hội đảng bộ các ngành, các cấp, các địa phương, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng và định hướng xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới.
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11/2024.
Chuẩn bị Kỳ họp thường lệ cuối năm HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021- 2026 dự kiến diễn ra trong 2,5 ngày (4,5,6/12), chiều 25/11, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai công tác tuyên truyền phục vụ kỳ họp. Đồng chí Bùi Văn Hoàng, TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.