Hàn Quốc điều lính bắn tỉa săn lợn nhiễm bệnh tả châu Phi

Quốc tế 06:14 16/10/2019 Quyết Thành
Hàn Quốc sẽ điều động lính bắn tỉa quân đội cùng thợ săn tình nguyện đến vùng biên giới ở phía Bắc để tiêu diệt những con lợn nhiễm bệnh tả lợn châu Phi.

 

Nhân viên kiểm dịch tại một trang trại có lợn nhiễm bệnh ở Paju, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap

 

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho hay Chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ sử dụng thiết bị bay không người lái cảm nhiệt để săn lùng lợn nhiễm bệnh ở gần đường kiểm soát dân sự - một vùng đệm gần dải đất phân chia Bán đảo Triều Tiên.

Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc cho biết những biện pháp tăng cường trên nhằm tiêu diệt lợn hoang xuất hiện tại các khu vực như Incheon, Seoul, Goseong và sông Bukhan.

Giới chức địa phương cho hay nhà chức trách đã phát hiện 5 xác lợn rừng chết ở trong hoặc gần những khu vực giáp biên với Triều Tiên trong tháng này, trước khi được xét nghiệm dương tính với loại bệnh nguy hiểm trên. 

Phát hiện trên phản ánh sự di chuyển tự do của loài lợn hoang dã ở vùng biên giới và ẩn chứa nguy cơ trở thành nguồn lây lan virus tả lợn châu Phi từ Triều Tiên sang Hàn Quốc. 

Chủ tịch Ủy ban Tình báo của Quốc hội Hàn Quốc, ông Lee Hye-hoon cho biết dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở hầu hết các khu vực ởTriều Tiên cũng như toàn bộ đàn lợn ở tỉnh Bắc Pyongan đã bị xóa sổ vì nhiễm bệnh. 

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Triều Tiên với Tổ chức Tổ chức Sức khỏe Động vật Thế giới (OIE) hồi tháng 5, đại dịch đang tấn công vùng Đông Á này mới chỉ làm chết 22 con lợn tại một trang trại nằm cách thủ đô Bình Nhưỡng 260km, giáp biên giới Trung Quốc. 

Ngày 10/10, Bộ Nông Lâm, Chăn nuôi và Lương thực Hàn Quốc thông báo cấm di chuyển trong vòng 48 giờ đối với tất cả các trang trại chăn nuôi lợn tại thị trấn Yeoncheon phía Bắc thủ đô Seoul, nơi xuất hiện ca nhiễm dịch tả lợn châu Phi (ASF) thứ 14 ở Hàn Quốc. Bộ trên cũng công bố thiết lập "vùng đệm" xung quanh các trang trại phát hiện nhiễm dịch để ngăn dịch lây lan.

Lệnh cấm di chuyển tạm thời nói trên có hiệu lực từ rạng sáng 10/10, sau khi nhà chức trách Hàn Quốc ngày 9/10 xác nhận một trường hợp nhiễm ASF tại Yeoncheon. Đây là trường hợp nhiễm dịch thứ 2 tại thị trấn Yeoncheon gần biên giới với Triều Tiên và là ổ dịch thứ 14 tại Hàn Quốc. Cho đến nay, các trường hợp nhiễm ASF đều ở phía Bắc Seoul gần biên giới với Triều Tiên.

Tả lợn châu Phi là bệnh dịch lây nhiễm cao ở các đàn lợn, khiến lợn chết hàng loạt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất chăn nuôi gia súc và nguồn cung thực phẩm. Bệnh không lây nhiễm sang người.

Theo Báo Tin tức

 

 

TIN MỚI CẬP NHẬT

Thời tiết nắng nóng, lượng khách đến Hà Nam giảm trong kỳ ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch  |  10:25 05/05/2024

Theo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, các khu, điểm du lịch của Hà Nam đã đón 84.500 lượt khách đến tham quan. So với dự kiến, lượng khách kỳ nghỉ lễ năm nay giảm do thời tiết nắng nóng kéo dài.

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.

Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 02 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng

Đầu tư  |  06:16 05/05/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng: phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC