Việc nhà tưởng là một việc rất đỗi quen thuộc đối với mọi người, mọi nhà, từ người già đến con trẻ, nhưng ngày nay, trong xã hội phát triển, khái niệm việc nhà và đối tượng làm việc nhà cũng thay đổi. Nếu như trước đây, thế hệ chúng tôi (tùy từng độ tuổi), ngoài việc học hành trên lớp đều tham gia giúp đỡ bố mẹ việc nhà như: nấu cơm, quét nhà, tưới rau, băm bèo, thái khoai…, ngày mùa thì tham gia việc đồng áng. Với bọn trẻ bây giờ, thậm chí cả những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn, việc nhà đôi khi cũng trở nên xa lạ. Có lẽ, do điều kiện kinh tế phát triển, mô hình gia đình ít con là phổ biển nên việc học của bọn trẻ thường là ưu tiên số một của nhiều gia đình. Việc nhà thường do bố, mẹ hay ông bà đảm nhiệm. Nhà có điều kiện hơn thì việc nhà được giao khoán cho người giúp việc. Việc của bọn trẻ chỉ là học và học.
Vì vậy, để đạt mục tiêu học giỏi như kỳ vọng của cha mẹ, ngoài thời gian học trên lớp, bọn trẻ lại tiếp tục đến các lớp học thêm để bổ sung kiến thức. Nhiều khi trở về nhà, chúng chỉ kịp tắm rửa, tranh thủ bài vở cho ngày mai đến lớp thì kim đồng hồ đã điểm 23 giờ. Lịch trình đó cứ lặp đi lặp lại hết năm học. Nghỉ hè, lẽ ra là khoảng thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giúp đỡ bố mẹ việc nhà nhưng nhiều đứa trẻ chưa kịp cảm nhận kỳ nghỉ hè thế nào thì lại được bố mẹ đưa đến các lớp để học thêm văn hóa, học kỹ năng sống, học các môn nghệ thuật hay tham gia học kỳ quân đội và các khóa tu mùa hè… Vẫn biết mong muốn một đứa con hội tụ đầy đủ các điểm cộng để vượt qua các kỳ thi quan trọng là một mong muốn hoàn toàn chính đáng của các bậc làm cha, làm mẹ. Tuy nhiên, cũng không nên quá coi trọng việc học mà để trẻ mất đi tuổi thơ, xao nhãng việc nhà. Việc nhà không chỉ giúp cho trẻ trở nên linh động, hoạt bát hơn mà thông qua việc nhà còn dạy cho trẻ biết yêu thương, biết lao động, chia sẻ nhiều hơn.
Yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ là một trong những qui định quan trọng được nêu rõ trong Luật Trẻ em, nhưng nếu yêu thương, giáo dục không đúng cách vô hình trung chúng ta sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của trẻ cả về sức khỏe, trí tuệ và tâm hồn. Trẻ không thể thông minh nếu chúng ta cứ tiếp tục phương pháp giáo dục nhồi nhét kiến thức trên lớp hay tại các lớp học thêm. Trẻ không thể ngoan ngoãn, lễ phép, linh hoạt nếu chúng ta phó thác việc giáo dục trẻ cho các lớp kỹ năng sống hay các khóa tu mùa hè… Các bậc làm cha, làm mẹ chính là những người thầy tốt nhất đối với trẻ. Gia đình chính là môi trường tốt nhất giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách. Cần dạy trẻ biết yêu thương, chia sẻ từ những việc nhỏ nhất.
Minh Thu
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp ở hội trường nghe trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số; báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Sau đó, các đại biểu thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam thảo luận ở tổ 18.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.