Tàu sân bay Mỹ USS Kitty Hawk của Mỹ. Ảnh: Wikipedia.
Trong bối cảnh cuộc Chiến tranh Lạnh đang đạt cao trào, vụ va chạm giữa tàu ngầm hạt nhân K-314 của Liên Xô và tàu sân bay USS Kitty Hawk Mỹ ở biển Nhật Bản vào năm 1984 được coi là sự cố hải quân nguy hiểm nhất bởi nó có thể gây ra hậu quả khó lường cho tương lai của cả hai nước, thậm chí với cả số phận của thế giới.
Tháng 3/1984, USS Kitty Hawk cùng 8 tàu hộ tống được lệnh di chuyển vào biển Nhật Bản để tham gia cuộc tập trận chung Team Spirit-84 với hải quân Hàn Quốc. Hải quân Liên Xô không thể bỏ qua hoạt động của một nhóm tàu đông đảo như vậy ở gần biên giới và tàu ngầm K-314 thuộc biên chế của hạm đội Thái Bình Dương được triển khai để giám sát tàu sân bay Mỹ.
Sau khi phát hiện bị theo dõi, thủy thủ đoàn Kitty Hawk tìm mọi cách để cắt đuôi tàu ngầm Liên Xô nhưng không thành công. Cuộc rượt đuổi giữa hai bên diễn ra suốt một tuần trước khi sự cố bất ngờ xảy ra.
Vào ngày 20/3/1984, tàu ngầm K-314 phải nổi lên ở độ sâu cách mặt biển khoảng 10 m để quan sát sau khi mất dấu Kitty Hawk do thời tiết xấu. Thông qua kính tiềm vọng, thuyền trưởng tàu ngầm Nga Vladimir Evseenko rất ngạc nhiên khi nhận thấy nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ chỉ cách đó 4-5 km và nguy hiểm hơn là tàu của hai nước đang lao về phía nhau với tốc độ tối đa.
Evseenko lập tức ra lệnh cho tàu ngầm lặn xuống nhưng đã quá muộn. K-314 và USS Kitty Hawk đâm thẳng vào nhau.
"Cảm giác đầu tiên sau cú đâm như thể tháp tàu ngầm đã bị phá hủy và thân tàu bị cắt thành từng mảnh. Chúng tôi kiểm tra lại kính tiềm vọng và ăng ten. Mọi thứ vẫn ổn và không có dấu hiệu rò rỉ. Rồi cú va đập thứ hai xảy ra ở mạn phải, nhằm đúng chân vịt của tàu. Rõ ràng một tàu sân bay đã đâm vào chúng tôi", Evseenko kể lại.
Tàu ngầm hạt nhân K-314 của Liên Xô. Ảnh: RBTH.K-314 sau đó không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nổi lên ngay giữa hạm đội tàu chiến Mỹ. Trong khi các thủy thủ Liên Xô chờ tàu kéo đến hỗ trợ, các máy bay trên Kitty Hawk đã cất cánh để theo dõi từ trên không chiếc tàu ngầm hạt nhân mới nhất của Moskva vào lúc đó.
"Chúng tôi đã điều hai trực thăng để xem liệu có thể giúp đỡ gì cho họ hay không, nhưng tàu ngầm Liên Xô dường như không bị thiệt hại lớn", chỉ huy tàu sân bay Mỹ David N. Rogers nói.
Sau sự cố, chân vịt của tàu ngầm Liên Xô bị hư hại nặng, trong khi Kitty Hawk cũng bị thủng một lỗ lớn trên mũi, khiến hàng nghìn tấn nhiên liệu máy bay bị rò rỉ ra biển. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hai nước đã tránh được hậu quả xấu nhất là việc vũ khí hạt nhân trên hai tàu phát nổ, kịch bản chắc chắn sẽ dẫn đến một thảm họa sinh thái và cuộc xung đột nghiêm trọng.
Quân đội Mỹ sau đó đổ lỗi cho thuyền trưởng tàu ngầm Liên Xô. Bộ tư lệnh hải quân Liên Xô cũng đồng tình với quan điểm này và thuyền trưởng Evseenko bị thuyên chuyển nhiệm vụ lên đất liền. Tuy nhiên, Evseenko không đồng ý với phán quyết và cho rằng sự cố không gây ra thương vong và hư hại nghiêm trọng cho tàu ngầm.
Theo Vnexpress
Chiều 22/11, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tiếp tục nội dung chương trình làm việc cho ý kiến, cho chủ trương các nội dung kinh tế - xã hội theo thẩm quyền. Đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Sáng 22/11, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức hội nghị cho ý kiến các nội dung trình Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 (Kỳ họp thứ 21), HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 và các nội dung khác theo thẩm quyền. Đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.