Cảnh đẹp đền Tiên Ông

Thư viện ảnh 06:59 23/03/2019 Chu Uyên
Đền Tiên Ông hay còn gọi là đền Ông nằm trên đỉnh núi Tượng Lĩnh, thuộc quần thể danh thắng Bát Cảnh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, rất gần với quần thể Hương Tích (Hà Nội).

Toàn cảnh Bát Cảnh Sơn

Hồ nước trước đền Tiên Ông xưa có một ngôi chùa, gọi là chùa Ông. Năm 1901, ngôi chùa bị lũ cuốn trôi. Hồ nước sâu từ 4-5 m, trong xanh bốn mùa và không bao giờ cạn.

Được gọi là Bát Cảnh Sơn vì trước đây nơi này có 8 ngôi chùa và một ngôi miếu thờ Thổ đại Thần linh được bài trí xây dựng theo truyền thuyết bát quái ngũ hành, trong đó có đền Tiên Ông.

Đền được xây dựng từ đời vua Trần Nhân Tông, trên lưng chừng núi Tượng Lĩnh, cao khoảng 200m giống hình voi quỳ, theo hình chữ Tam, gồm 5 gian tiền đường, 3 gian trung đường và một hậu cung.

Lối lên đền Ông với 108 bậc đá, du khách luôn có cảm giác thư thái, yên bình giữa không gian thiền tịnh, đầy bóng cây che

Từ dưới chân núi lên đền qua 108 bậc đá, hai bên cây cối xanh tươi, mát mẻ, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp bát ngát một vùng đất trời thôn quê yên bình bởi những cánh đồng, làng mạc, dòng sông.

Ngôi đền tọa trên lưng chừng núi, cổ kính và trầm mặc

Rất nhiều thần phả, sắc phong và các đồ thờ tự quý, hiếm còn được lưu giữ tại đây

Đền thờ Nam Thiên Đài Thành hoàng Thánh Tổ Thiên Vương Bồ Tát. Theo truyền thuyết về Tiên Ông được lưu lại, phụ thân của Tiên Ông là một vị quan to triều đình nhà Trần, một lần kinh lý đến trấn Sơn Nam, qua xã Đại Thịnh (nay là Đại Cương, huyện Kim Bảng) kết duyên với một cô gái làng và sinh ra Tiên Ông. Từ bé, Tiên Ông đã chăm chỉ đèn sách, một lòng hướng Phật. Khi lớn, ngài chu du khắp thiên hạ, tìm thầy học đạo.

Một ngày, ngài đến đất Quang Thừa, xã Tượng Lĩnh thấy cảnh non nước hữu tình, nhìn dãy Bát Cảnh Sơn hùng vĩ đã ở lại và lập một ngôi chùa dưới chân núi Động Tam Giáo để thờ Phật, thờ cha mẹ, gọi là chùa Tam Giáo..

                                       

Ông Vũ Quang Xuất, người làng Bát Cảnh Sơn xưa, nay là làng Quang Thừa luôn dành tấm lòng tôn kính với các bậc tiền nhân. Nhiều năm qua, ông Xuất là người đã sưu tầm và biên soạn những câu chuyện và truyền thuyết về Bát Cảnh Sơn

Người dân địa phương truyền lại, ngài đã rất có công với nơi này, chữa bệnh và giúp đỡ người nghèo. Khi ngài mất đã hóa thân vào cây "Đại Nại" và dặn dân chúng lấy gỗ cây đó để tạc tượng thờ và lấy đồng để đúc tượng thần. Đến nay, những pho tượng đó vẫn 

Bát Cảnh Sơn không chỉ nổi tiếng là danh thắng mà còn nổi tiếng về người Hiền tài. Đây cũng là vùng đất phát tích truyện Trầu Cau.

Đền Ông linh thiêng với truyền thuyết và lịch sử để lại cho nhân dân và vùng đất này. Giờ là điểm đến của hàng vạn du khách trong hành trình vãn cảnh tâm linh ở Hà Nam…

Giang Nam

TIN MỚI CẬP NHẬT

Liên đoàn Lao động huyện Kim Bảng phát động Tháng Công nhân năm 2024

Đoàn - Hội  |  10:46 03/05/2024

Sáng 3/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Kim Bảng tổ chức hội nghị phát động Tháng Công nhân, hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024.

Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Hồ sơ tư liệu  |  08:52 03/05/2024

Tiếp theo kỳ trước

Phong Phú Hà Nam giành chiến thắng đậm trận đầu ra quân mùa giải 2024

Trong tỉnh  |  05:51 03/05/2024

Chiều qua, đội bóng đá nữ Phong Phú Hà Nam đã ra quân đá trận đầu trong khuôn khổ vòng 1 Giải bóng đá nữ vô địch quốc gia - cúp Thái Sơn Bắc 2024 với đội Hà Nội II.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC