Mới đây, nhóm họa sĩ trẻ của Tổ chức Trái Tim Người Lính Việt Nam, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, phối hợp với Câu lạc bộ Mãi mãi tuổi 20 phục dựng màu di ảnh chân dung 10 nữ dân quân đã hy sinh khi bom Mỹ trút xuống quê hương Lam Hạ (tỉnh Hà Nam). Trong đó, có Liệt sỹ Nguyễn Thị Thi hy sinh khi chỉ mới 16 tuổi, không để lại di ảnh nào. Vì vậy, nhóm phải đối chiếu với một bức tranh trắng đen phác họa nữ liệt sĩ trong đền thờ để phục dựng bằng phần mềm sử dụng AI. Bức ảnh phục dựng được người thân của nữ liệt sĩ xúc động xác nhận rất chân thật và sống động. Có thể thấy, công nghệ này trở nên có ý nghĩa và nhân văn hơn khi được nhiều người sử dụng để phục vụ cho các hoạt động xã hội như những dự án phục dựng ảnh các liệt sỹ.
Trao đổi với đại diện nhóm Team Lee (Nhóm bạn trẻ tình nguyện phục dựng ảnh liệt sỹ), bạn Lê Quyết Thắng, Trưởng nhóm cho biết: AI là một công cụ hữu ích khi người dùng biết sử dụng nó đúng cách. Ngày trước việc vẽ ký họa, phục chế ảnh truyền thống sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức để có được bức ảnh giống hoặc gần giống với hình dung, mô tả. Từ khi AI ra đời, nhóm chúng tôi đã kết hợp AI cùng với ký họa và các phần mềm Photoshop để “thổi hồn” vào những bức ảnh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Ngày càng nhiều những ứng dụng tính năng AI ra đời với bộ xử lý dữ liệu khủng và cải tiến qua nhiều thế hệ. Một số người cho rằng AI có thể thay thế các nhiếp ảnh gia trong tương lai vì nó có thể tạo ra hình ảnh, tranh một cách tự động từ dữ liệu có sẵn hoặc bộ nhớ lưu trữ. Ví dụ, người dùng chỉ nhập câu lệnh “Photo of Hà Nội ancient town” vào ứng dụng Dream AI: Stable Diffusion, chọn phong cách ảnh “Imagine V1”, chọn cỡ ảnh “size 16:9” là 3 thao tác cực kỳ đơn giản để AI tạo ra một bức ảnh phố cổ Hà Nội trong 5 giây. Tuy nhiên, một bức ảnh được tạo ra bởi AI sẽ không thể mang lại cho người xem những câu chuyện, khoảnh khắc, cảm xúc trong nghệ thuật ảnh. Nhà báo Bùi Hữu Tuấn, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Hà Nam, hội viên Chi hội Nhiếp ảnh (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Nam) cho biết: “So với kỹ thuật nhiếp ảnh truyền thống, ngày nay công nghệ hiện đại đã đem lại nhiều tiện tích, hỗ trợ cho bộ môn Nhiếp ảnh, từ thiết bị tác nghiệp cho đến xử lý hậu kỳ. Tuy nhiên, nhiếp ảnh, ngoài yếu tố bố cục, ánh sáng, màu sắc thì cái quan trọng nhất là khoảnh khắc và hiện thực. Nhiếp ảnh không đơn thuần chỉ là việc cầm chiếc máy ảnh lên và chụp một tấm ảnh, mà nó còn là cách các nhiếp ảnh gia giao tiếp với thế giới, là phương tiện để kể lại những câu chuyện mà nhiếp ảnh gia nhìn thấy. Một bức ảnh được chụp sẽ thể hiện được tính chân thực, phong cách, cá tính của người chụp. Đó là những giá trị thật của nhiếp ảnh mà AI không thể đáp ứng được. Nhất là đối với ảnh nghệ thuật thì việc sử dụng công nghệ AI lại càng không được dùng”.
Trong lĩnh vực ảnh báo chí, việc ứng dụng công nghệ AI cần được chọn lọc kĩ để bảo đảm tính chân thực đối với tác phẩm. Nhà báo có thể sử dụng AI trong quá trình tìm kiếm ý tưởng, phân tích yếu tố kỹ thuật, kiểm tra nguồn gốc hình ảnh và chỉnh sửa ảnh khi thực sự cần thiết. Từ khâu chụp ảnh đến khâu xử lý ảnh cần bảo đảm yếu tố khách quan và tôn trọng tính chính xác trong các bức ảnh báo chí...
Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận những tính năng hữu ích của AI đã và đang được ứng dụng hiệu quả. Nhờ những kiến thức rộng lớn và các thuật toán của AI, nên nhiếp ảnh có thể tận dụng AI để thay nhiếp ảnh gia làm những việc như: Phân tích các đặc trưng của ảnh và tự động nhận diện các đối tượng, màu sắc, hình dạng, độ sáng, độ tương phản và nhiều thuộc tính khác của bức ảnh; chỉnh sửa ảnh tự động bằng cách loại bỏ các đối tượng không mong muốn, tăng độ sáng, tương phản và sử dụng các hiệu ứng đặc biệt; tìm kiếm ảnh trở nên nhanh chóng và chính xác hơn bằng cách phân tích các nội dung của ảnh và gắn thẻ cho chúng; xử lý dữ liệu ảnh lớn giúp các nhà nghiên cứu và chuyên gia nhiếp ảnh phát triển các mô hình và phân tích dữ liệu; tạo ra hình ảnh theo ý tưởng của con người, có thể coi như một bản thảo, hoặc dùng cho các mục đích quảng cáo sản phẩm… Ngoài ra, AI còn được các nhà sản xuất cài đặt vào trong thiết bị khiến việc chụp ảnh nhanh chóng, hiệu quả hơn với các tính năng lấy nét, xóa phông, trở về vị trí xuất phát (đối với thiết bị flycam). Mở rộng thêm, AI sẽ là công cụ hữu ích để những bức ảnh cũ được phục dựng mới mẻ, chân thật và mang theo một giá trị mới.
Công nghệ AI đang dần thay đổi cách chúng ta tiếp cận và sáng tạo trong nhiếp ảnh. Từ việc tự động hóa quy trình chỉnh sửa và chụp ảnh cho đến mở ra các cơ hội sáng tạo mới, AI đang giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc của các nhiếp ảnh gia. Trong tương lai, sự kết hợp giữa nhiếp ảnh và AI sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn, mang đến những công cụ và trải nghiệm mới cho người dùng trong hành trình sáng tạo của mình. Tuy nhiên, hãy dùng nó một cách thông minh để biến nó thành công cụ hỗ trợ chúng ta chứ không phải để thay thế chúng ta. Các nhiếp ảnh gia nếu không muốn bị trí tuệ nhân tạo “lấn lướt”, “vượt mặt” thì phải luôn đổi mới mình, không ngừng nâng cao tư duy, kiến thức, tìm kiếm những ý tưởng mới và ngày càng sáng tạo hơn. Hãy để AI học hỏi và bước theo dấu chân chúng ta.
Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh hiện có hơn 46.000 hội viên, sinh hoạt ở 166 tổ chức cơ sở hội, 721 chi hội. Ngoài ra, toàn tỉnh đã vận động được gần 30.000 cựu quân nhân tham gia sinh hoạt tại 731 câu lạc bộ, ban liên lạc ở các thôn, tổ dân phố. Đây là lực lượng đông đảo, có uy tín, tâm huyết, gương mẫu trong tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phong trào thi đua; xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân.
Những đặc trưng công nghệ quân sự Việt Nam góp phần đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược được kế thừa từ hàng nghìn năm của dân tộc. Việt Nam có “mặt tiền” trông ra Biển Đông, là nơi dừng chân qua lại giữa hai đại dương lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vừa có điều kiện rất thuận lợi để tiếp thu các nền văn minh trên thế giới, nhưng cũng là tâm điểm “nhòm ngó” của các thế lực bành trướng, xâm lược. Do trải qua nhiều thế kỷ chống kẻ thù xâm lược nên người Việt đã sớm biết chế tạo và sử dụng vũ khí để đánh giặc.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.