Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Nông nghiệp 05:08 23/02/2019 Bích Huệ
Công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (GSGC) có vai trò quan trọng đối với phát triển chăn nuôi. Năm 2018, nhờ kiểm soát được các tác nhân gây bệnh nên đã góp phần giúp chăn nuôi tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên thực tế, dịch bệnh GSGC vẫn diễn biến phức tạp, đòi hỏi công tác phòng, chống phải được thực hiện quyết liệt và hiệu quả hơn.

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, năm 2018 trên địa bàn tỉnh ta không xuất hiện dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi. Các loại bệnh thông thường xảy ra lẻ tẻ và được phát hiện sớm, xử lý kịp thời nên không gây thiệt hại lớn về kinh tế. Với thủy sản cũng có một năm khá an toàn, không ghi nhận thấy trường hợp nào mắc dịch bệnh nguy hiểm.

Kiểm soát tốt kinh doanh sản phẩm động vật sẽ hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Có được kết quả đó là do công tác giám sát dịch bệnh được thực hiện thường xuyên ngay tại hộ chăn nuôi thông qua mạng lưới thú y cơ sở. Năm 2018, Chi cục Chăn nuôi và Thú y lấy 413 mẫu xét nghiệm, trong đó có 190 mẫu giám sát lưu hành vi rút cúm, 48 mẫu huyết thanh bò sữa kiểm tra bệnh ký sinh trùng đường máu, 175 mẫu huyết thanh trên đàn lợn kiểm tra tỷ lệ bảo hộ của vắc-xin sau tiêm phòng với bệnh lở mồm long móng và dịch tả lợn, phục vụ xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh. Bên cạnh đó, công tác khử trùng tiêu độc cũng được chính quyền địa phương và người chăn nuôi quan tâm thực hiện. Có 11.670 lít hóa chất và 24,6 tấn vôi bột được sử dụng khử trùng tiêu độc ở các khu chăn nuôi và nơi có nguy cơ cao phát sinh dịch bệnh. Hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng được thực hiện hiệu quả trên cơ sở phối hợp giữa ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương. Nội dung thanh tra, kiểm tra hướng trọng tâm vào kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh GSGC; việc chấp hành các quy dịnh của pháp luật trong kinh doanh; đánh giá điều kiện hoạt động của các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản, thức ăn chăn nuôi.

Đánh giá tổng quan về công tác phòng, chống dịch bệnh GSGC năm 2018, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, một trong những tồn tại, hạn chế đáng nói nhất chính là công tác tổ chức, giám sát dịch bệnh GSGC ở một số địa phương có lúc, có nơi còn lơ là; kết quả thống kê tổng đàn GSGC trước khi tiêm phòng ở một số địa phương còn chưa sát với thực tế, tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc-xin hỗ trợ chưa đạt kế hoạch đề ra. 

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Năm 2019 sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn GSGC và động vật, thủy sản, nhất là các bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, tai xanh lợn, bệnh dại động vật. Việc phòng, chống dịch bệnh GSGC phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp bảo đảm an toàn và đạt hiệu quả cao. Giải pháp chủ yếu là tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống dịch ở cơ sở; chất lượng thuốc thú y, vắc-xin, hóa chất, thức ăn chăn nuôi và thủy sản; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch; thực hiện tốt công tác giám sát dịch, tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh GSGC. Khi có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, các địa phương cần tập trung chỉ đạo chống dịch quyết liệt theo quy định. 

Để bảo đảm cho công tác phòng, chống dịch bệnh GSGC năm 2019 đạt hiệu quả cao, Sở NN&PTNT cũng đã đề xuất với UBND tỉnh giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh. Huyện Bình Lục đề nghị với UBND tỉnh hỗ trợ thêm cho địa phương vắc-xin phòng bệnh lở mồm long móng cho đàn lợn vì tổng đàn lợn ở Bình Lục đang tăng lên. Thực tế cho thấy, nguy cơ phát sinh dịch bệnh GSGC khó kiểm soát, nhất là trong thời điểm giao mùa và những khu vực giáp ranh, những nơi đã từng ghi nhận có ổ dịch. Do đó, để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh GSGC, hỗ trợ phát triển chăn nuôi, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh GSGC, quan tâm nhiều hơn đối với những dịch bệnh nguy hiểm, bệnh mới phát sinh để có giải pháp hiệu quả và cơ chế thực hiện phù hợp, sát với yêu cầu thực tế.                              

Bích Huệ

TIN MỚI CẬP NHẬT

Đại hội Hội Doanh nghiệp thành phố Phủ Lý lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Kinh tế  |  17:20 23/11/2024

Chiều 23/11, Hội Doanh nghiệp thành phố Phủ Lý tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Dự đại hội có các đồng chí: Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Đào Đình Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Phủ Lý; Trần Xuân Dưỡng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo UBND thành phố Phủ Lý; đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, hội doanh nghiệp các huyện, thị xã và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến, chủ trương một số nội dung thuộc thẩm quyền

Xây dựng Đảng - Chính quyền  |  12:39 23/11/2024

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 23/11, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức hội nghị cho ý kiến, chủ trương một số nội dung thuộc thẩm quyền. Đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng Ủy viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy.

Hội Nông dân Bình Lục trao bò vàng sinh sản cho hội viên nghèo 

Đoàn - Hội  |  12:12 23/11/2024

Hội Nông dân huyện Bình Lục vừa tổ chức trao tặng bò vàng sinh sản năm 2024 cho gia đình hội viên Nguyễn Thị Nam, thôn Phú Thủy, xã An Lão. Đây là hội viên nông dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, gắn bó nhiệt tình với công tác hội.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC