Trong đó đoạn Pháp Vân - vành đai 4 lên 12 làn xe, đoạn vành đai 4 - Phú Thứ lên 10 làn. Hiện cao tốc này có 6 làn xe.
Ngoài tuyến cao tốc trên, tuyến Bến Lức - Trung Lương cũng được đề xuất điều chỉnh từ quy hoạch 6 làn xe thành 10-12 làn, trong đó đoạn Bến Lức - vành đai 4 lên 12 làn, đoạn vành đai 4 - Trung Lương lên 10 làn. Hiện cao tốc này khai thác 4 làn xe.
Hai tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long được đề xuất điều chỉnh quy mô từ 4 lên 6 làn xe.
Cục Đường bộ Việt Nam lý giải đoạn Pháp Vân - Phú Thứ có lưu lượng xe lớn nhất khu vực phía Bắc, là cửa ngõ phía nam của Hà Nội, kết nối thủ đô với các tỉnh phía Nam, kết nối vành đai 4, vành đai 5, các trục Bắc - Nam.
Đoạn Bến Lức - Trung Lương cũng là trục kết nối trung tâm có nhu cầu vận tải lớn nhất theo hướng Bắc - Nam để kết nối Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, là cửa ngõ phía nam của TP HCM.
Vì vậy, các đoạn Pháp Vân - Phú Thứ, Bến Lức - Trung Lương cần tăng làn xe để đáp ứng nhu cầu phát triển khu vực trong tương lai.
Cục đề nghị bổ sung quy hoạch mới hai tuyến cao tốc, gồm Cà Mau - Đất Mũi và Quảng Ngãi - Kon Tum.
Cục Đường bộ Việt Nam cũng đề xuất điều chỉnh phạm vi 4 đoạn tuyến cao tốc nằm trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cụ thể, cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng được điều chỉnh điểm đầu từ TP Ninh Bình thành huyện Yên Mô (phía Nam TP Ninh Bình) với chiều dài 117 km; cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo điều chỉnh điểm đầu từ TP Đông Hà thành huyện Triệu Phong, dài 56 km; cao tốc Quy Nhơn - Pleiku thay đổi điểm đầu từ cảng Nhơn Hội, tỉnh Bình Định thành thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, dài 123 km; cao tốc TP HCM - Mộc Bài đổi điểm cuối từ cửa khẩu Mộc Bài thành huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
Nếu đề xuất này được chấp thuận, mạng lưới đường bộ cao tốc sẽ bao gồm 43 tuyến với tổng chiều dài khoảng 9.177 km, tăng thêm 2 tuyến và 163 km so với quy hoạch hiện hành.
Nghị quyết số 81/2023 của Quốc hội xác định tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân giai đoạn 2021-2030 phấn đấu đạt khoảng 7% mỗi năm, quy mô dân số 105 triệu và giai đoạn 2031-2050 có GDP bình quân đạt khoảng 6,5-7,5% mỗi năm, dân số khoảng 115,7 triệu. Đây là thông số đầu vào quan trọng để xác định nhu cầu vận tải, cập nhật vào quy hoạch mạng lưới đường bộ để thống nhất với quy hoạch tổng thể quốc gia.
Chiều 9/4, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Đồng chí Bùi Văn Khắng, Thứ trưởng Bộ Tài chính chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hà Nam có đại diện một số sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố.
Chiều 9/4, tại hội trường UBND tỉnh, HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 25 (Kỳ họp chuyên đề) xem xét, quyết nghị các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Chiều 9/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh tổ chức hội nghị cho ý kiến, cho chủ trương các nội dung dự kiến trình Kỳ họp thứ 25 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XIX và các nội dung kinh tế - xã hội theo thẩm quyền; xem xét, thi hành kỷ luật Đảng. Các đồng chí: Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh; Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.