Theo giới thiệu của đồng chí cán bộ lao động - thương binh và xã hội xã, chúng tôi tới thăm gia đình bà Đào Thị Trường, thôn Trung Tiến, một trong những gia đình chính sách vừa được các cấp chính quyền hỗ trợ sửa lại ngôi nhà. Tiếp chúng tôi trong căn nhà mới, bà Đào Thị Trường chia sẻ: Tôi sức khỏe yếu, thường xuyên bệnh tật, đau ốm không có khả năng lao động nên kinh tế gia đình rất khó khăn, không có tiền tu sửa căn nhà cấp 4 đã bị xuống cấp nghiêm trọng nhiều năm nay. Thấy hoàn cảnh khó khăn của gia đình, vừa qua, các cấp chính quyền đã hỗ trợ 80 triệu đồng xây dựng ngôi nhà mới, giúp gia đình tôi có chỗ ở an toàn, khang trang hơn. Giờ sống trong ngôi nhà kiên cố, ấm áp, gia đình tôi yên tâm làm ăn, xây dựng cuộc sống mới.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch UBND xã Công Lý cho biết: Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân xã Công Lý đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, xã có 145 người con ưu tú hy sinh, 194 thương bệnh binh, 16 mẹ được phong và truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng; hàng trăm gia đình được tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến; hàng nghìn người con của quê hương đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về tiếp tục tham gia phát triển kinh tế gia đình và cống hiến xây dựng quê hương.
Tri ân và tỏ lòng biết ơn sâu sắc các gia đình chính sách, hằng năm, Đảng ủy, UBND xã luôn coi công tác “Đền ơn đáp nghĩa” là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội tại địa phương. Để công tác này thực sự mang lại hiệu quả, xã luôn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công, nhất là những quy định mới ban hành. Đồng thời, quan tâm thực hiện chu đáo, đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chế độ, chính sách đối với người có công, không xảy ra sai sót.
Hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” đã trở thành phong trào rộng khắp với sự tham gia của các hội, đoàn thể, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, như: đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; xây nhà tình nghĩa; tu sửa, nâng cấp công trình ghi công liệt sỹ; thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách nhân các ngày lễ, Tết, lúc ốm đau. Sự quan tâm, chăm lo của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương đã làm cho các thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách thêm ấm lòng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.
Đến nay, các hộ gia đình chính sách, người có công trên địa bàn xã đều có mức sống khá trở lên, không còn hộ thuộc diện nghèo. Hằng năm, địa phương thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên cho người có công với tổng kinh phí gần 5 tỷ đồng; cấp phát thẻ bảo hiểm y tế khám, chữa bệnh kịp thời cho 100% đối tượng chính sách, người có công trên địa bàn; tổ chức tốt công tác điều dưỡng cho người có công; 100% thôn, xóm luôn thực hiện tốt công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng. Trung bình, mỗi năm địa phương vận động được trên 30 triệu đồng đóng góp vào Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" để thăm hỏi, động viên, hỗ trợ người có công hoặc thân nhân của họ khám, chữa bệnh khi ốm đau và khi qua đời mà gia đình gặp khó khăn. Đặc biệt, để tri ân công lao các anh hùng liệt sỹ, đồng thời là nơi giáo dục truyền thống cách mạng hào hùng của địa phương, vừa qua xã đã đầu tư gần 14 tỷ đồng xây dựng lại Nghĩa trang Liệt sỹ xã bằng nguồn kinh phí của cấp trên hỗ trợ và ngân sách địa phương.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch UBND xã Công Lý cho biết thêm, thời gian tới, địa phương tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục về truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ngành và toàn thể nhân dân trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công; tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật của Nhà nước quy định về thực hiện chế độ ưu đãi người có công; kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến trong công tác “Đền ơn đáp nghĩa”; thực hiện xã hội hóa sâu rộng các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” để ngày càng nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần cho người có công trên địa bàn.
Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh hiện có hơn 46.000 hội viên, sinh hoạt ở 166 tổ chức cơ sở hội, 721 chi hội. Ngoài ra, toàn tỉnh đã vận động được gần 30.000 cựu quân nhân tham gia sinh hoạt tại 731 câu lạc bộ, ban liên lạc ở các thôn, tổ dân phố. Đây là lực lượng đông đảo, có uy tín, tâm huyết, gương mẫu trong tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phong trào thi đua; xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân.
Những đặc trưng công nghệ quân sự Việt Nam góp phần đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược được kế thừa từ hàng nghìn năm của dân tộc. Việt Nam có “mặt tiền” trông ra Biển Đông, là nơi dừng chân qua lại giữa hai đại dương lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vừa có điều kiện rất thuận lợi để tiếp thu các nền văn minh trên thế giới, nhưng cũng là tâm điểm “nhòm ngó” của các thế lực bành trướng, xâm lược. Do trải qua nhiều thế kỷ chống kẻ thù xâm lược nên người Việt đã sớm biết chế tạo và sử dụng vũ khí để đánh giặc.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.