Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/6/2024, giải ngân nguồn vốn đầu tư công 196,7 nghìn tỷ đồng, đạt 29,39% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Có 11/44 bộ, cơ quan trung ương và 35/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên mức trung bình của cả nước. Tỷ lệ giải ngân vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân đạt 78,23% kế hoạch; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thuộc 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia đạt 35,43%.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, cả nước vẫn còn 33 bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới trung bình cả nước. Nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương không duy trì được kết quả giải ngân tốt như cùng kỳ năm 2023; tỷ lệ giải ngân của các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng còn thấp; tỷ lệ giải ngân vốn của các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài còn thấp, đạt 12% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Theo đó, tỷ lệ giải ngân chung của cả nước 6 tháng đầu năm đạt 29,39%, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 (30,49%)
Nguyên nhân dẫn đến tiến độ giải ngân đầu tư công 6 tháng đầu năm còn chậm là do: Kế hoạch vốn ngân sách địa phương năm 2024 cao hơn so với năm 2023 (chủ yếu từ nguồn thu sử dụng đất và xổ số kiến thiết); việc chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phải thực hiện nhiều thủ tục tại nhiều cơ quan từ địa phương đến Trung ương ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ dự án; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật, xây dựng khu tái định cư, phê duyệt khung chính sách tái định cư, phê duyệt đơn giá đất còn chậm, kéo dài chưa được xử lý dứt .điểm…
Tại một số dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, trong khi gói thầu xây lắp đã hoàn thành, công tác đấu thầu, ký hợp đồng để khởi công, nhưng gói thầu tư vấn giám sát chưa đấu thầu xong do nhà tài trợ yêu cầu phải thực hiện quy trình lựa chọn nhà thầu quốc tế qua nhiều khâu, mất nhiều thời gian; năng lực quản lý và thực hiện của một số chủ dự án và ban quản lý dự án, đặc biệt là ở cấp cơ sở còn hạn chế…
Tham luận tại hội nghị, lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương và các địa phương đã nêu những khó khăn, vướng mắc và đề xuất một số giải pháp tháo gỡ đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024, phấn đấu đạt trên 95% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian tới để đấy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đề nghị các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thủ tục đầu tư và đấu thầu dự án; lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân từng tháng, từng quý; đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; khẩn trương hoàn thiện thủ tục phê duyệt, quyết toán giải ngân vốn đối với các dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư trong công tác quyết toán dự án theo thẩm quyền; tăng cường giám sát, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công; đảm bảo nguồn vốn ngân sách địa phương cho chi đầu tư phát triển…
Tiếp thu các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của các đại biểu, kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Xác định rõ vai trò của đầu tư công cho phát triển kinh tế, đặc biệt là trong chiến lược phát triển chung của đất nước, tạo ra không gian phát triển mới, giá trị mới, thời gian qua, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo vấn đề này, như: trình Quốc hội ban hành: Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15; Luật Nhà ở số 27/2023/QH15; Luật Đất đai số 31/2024/QH15; Đồng thời triển khai thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù. Đặc biệt đối với nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia; chỉ đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương thực hiện tiết kiệm chi, tăng thu, cơ cấu lại đầu tư...
Với mục tiêu hoàn thành 100% kế hoạch giải ngân đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao khẩn trương tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp kịp thời, phù hợp, hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…
Trong những ngày tháng Tư lịch sử năm nay, khi cả nước đang náo nức kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), nối dài nghĩa cử tri ân, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Công an tỉnh đã mở đợt cao điểm triển khai thu nhận lấy mẫu ADN cho thân nhân các liệt sĩ chưa xác định thông tin, mở ra hy vọng cho hàng chục nghìn gia đình trên địa bàn.
Sáng 1/5, Trại giam Nam Hà thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (C10) - Bộ Công an (đóng trên địa bàn phường Tân Sơn, thị xã Kim Bảng) tổ chức công bố Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước năm 2025 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025) và Ngày Quốc tế lao động 1/5 cho các phạm nhân đang chấp hành án tại trại.
Trong bối cảnh lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ - EU, Microsoft tuyên bố sẽ đưa điều khoản pháp lý vào hợp đồng nhằm bảo vệ hoạt động điện toán đám mây tại châu Âu và sẵn sàng khởi kiện nếu bị chính quyền Mỹ yêu cầu đình chỉ dịch vụ.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.