Tại buổi họp báo, Ban Tổ chức cuộc thi cho biết: Bảo tồn cây di sản không chỉ có giá trị tạo không gian xanh, tăng giá trị các công trình văn hóa, kiến trúc mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là địa điểm tâm linh, văn hóa của cộng đồng. Cây Di sản trên khắp các vùng miền đã, đang và tiếp tục góp phần hình thành ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn gen thực vật, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường... Cho đến nay đã có hàng ngàn cây cổ thụ trong cả nước đã được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận, vinh danh là Cây Di sản Việt Nam.
Cuộc thi viết về cây di sản Việt Nam là hoạt động thiết thực và tích cực nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, vận động cộng đồng nâng cao nhận thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu; góp phần bảo tồn các loài gen quý, phát huy giá trị đa dạng sinh học gắn với giá trị văn hóa lịch sử; phát huy tác động tích cực của các hoạt động cộng đồng.
Bên cạnh đó, nâng cao vai trò, nhận thức của cộng đồng về vai trò, giá trị của cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học đối với sự sống con người. Cuộc thi khuyến khích sự tìm hiểu về sự hình thành, phát triển của các loài cây cổ thụ gắn với đời sống người dân bản địa. Qua đó, cổ vũ, tuyên truyền ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và hướng đến kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn, vinh danh Cây Di sản Việt Nam (2010 - 2025).
Cuộc thi chính thức nhận tác phẩm dự thi từ ngày 15/3 và kéo dài đến hết ngày 30/9/2024 trên phạm vi cả nước. Lễ tổng kết và trao giải dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng 11/2024 tại Hà Nội.
Các tác giả tham gia cuộc thi có thể gửi tác phẩm tham dự dưới dạng bài viết kèm hình ảnh theo chủ đề cây di sản Việt Nam; công tác bảo tồn, chăm sóc cây di sản... Đối tượng tham gia dự thi là người viết chuyên và không chuyên ở trong nước và ngoài nước.
Cơ cấu giải thưởng bao gồm: 1 giải Đặc biệt trị giá 20 triệu đồng; 2 giải A mỗi giải trị giá 10 triệu đồng; 5 giải B mỗi giải trị giá 5 triệu đồng; 15 giải C mỗi giải trị giá 2 triệu đồng.
Người dự thi có thể gửi bản mềm hoặc bản in về địa chỉ: Thường trực Ban tổ chức (Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường); Ban Hành chính - Trị sự (tầng 2, số 348, đường Bưởi, quận Ba Đình, TP. Hà Nội); Email: caydisanvietnam@gmail.com.
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (Sở Nông nghiệp và Tài nguyên) vừa tiến hành lấy mẫu, phân tích mẫu nước mặt tại 3 vị trí gồm: cống Nhật Tựu, cầu Ba Đa, cầu Phủ Lý. Kết quả phân tích cho thấy nước sông Nhuệ tại cống Nhật Tựu có chất lượng nước rất xấu, có thể gây ảnh hưởng lớn tới cá và các sinh vật sống trong môi trường nước do nồng độ oxy hòa tan thấp, nồng độ chất ô nhiễm cao.
Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 15/4, tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hà Nam gồm các đồng chí: Phạm Hùng Thắng, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Văn Khải, Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tiếp xúc cử tri xã Hoàng Tây (thị xã Kim Bảng). Cùng dự hội nghị tiếp xúc cử tri có Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các sở, ngành của tỉnh; cấp ủy, chính quyền thị xã Kim Bảng và xã Hoàng Tây.
Ngày 15/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.