Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 11 của Tỉnh ủy, UBND huyện Thanh Liêm đã xây dựng kế hoạch với nội dung, giải pháp triển khai cụ thể trên cơ sở nguồn lực, cơ sở hạ tầng của địa phương. Cụ thể, huyện tích cực chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn huy động nguồn lực đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội, nhất là hệ thống giao thông để tạo thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa trên địa bàn. Trong đó, tập trung phát triển hạ tầng giao thông đã quy hoạch, tạo liên kết vùng, liên kết các loại hình vận tải, liên kết các khu, cụm công nghiệp như đường T4, đường T1, ĐT 495B; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm; đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng xã hội, dịch vụ phục vụ hoạt động của các khu, cụm công nghiệp.
Cùng với đó, tiến hành rà soát, thực hiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Thanh Liêm đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; rà soát đồ án điều chỉnh quy hoạch chung các xã bảo đảm thống nhất với quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch tỉnh và các đồ án quy hoạch chuyên ngành có liên quan để thực hiện điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp phù hợp với yêu cầu cơ cấu lại ngành công nghiệp và phát triển các ngành kinh tế trên từng vùng của huyện theo hướng tập trung, không dàn đều theo địa giới hành chính. Huyện phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tích hợp phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện vào quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, theo đó tiếp tục duy trì hiện trạng và giữ nguyên diện tích đối với Cụm công nghiệp Thanh Hải, rút ra khỏi quy hoạch Cụm công nghiệp Thanh Lưu do không đủ diện tích theo quy định; thành lập mới 2 cụm công nghiệp: Thanh Liêm I và Thanh Liêm II với tổng diện tích 145ha. Đối với phát triển khu công nghiệp (KCN), ngoài KCN Thanh Liêm, huyện còn có 4 KCN được quy hoạch mới gồm KCN Thanh Liêm I, KCN Thanh Liêm II, KCN Thanh Liêm III, KCN Thanh Bình II với tổng diện tích 990 ha.
Triển khai Chương trình hành động số 69-CTr/TU, ngày 6/12/2022 của Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Huyện ủy Thanh Liêm đã ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện, trong đó xác định tập trung phát triển công nghiệp với trọng tâm là công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, chế biến chế tạo, đẩy mạnh thu hút các dự án công nghệ hiện đại, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao gắn với công nghệ thông minh, tự động hóa, thân thiện môi trường; tăng cường kết nối, tạo sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trên địa bàn huyện với doanh nghiệp nước ngoài trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu…
Trao đổi về nội dung này, ông Lê Quang Sơn, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Thanh Liêm cho biết: Để tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp, huyện Thanh Liêm đã phối hợp với các sở, ngành triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng máy móc hiện đại vào sản xuất, kinh doanh để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; hướng dẫn, khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở làng nghề tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ. Cùng với đó, huyện đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa, “một cửa” liên thông để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; xây dựng, triển khai có hiệu quả các kế hoạch, đề án đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực của huyện; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp liên kết với cơ sở đào tạo nghề để đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhất là các doanh nghiệp các ngành điện, điện tử, tin học, cơ khí công nghệ cao, tự động hóa.
Theo thống kê, huyện Thanh Liêm hiện có khoảng 600 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoạt động. Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện đạt được nhiều thành tựu, góp phần đưa cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp. Đến nay, tỷ trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 68,5% cơ cấu kinh tế của huyện. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của huyện bình quân giai đoạn 2021-2023 đạt 21,38%/năm, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXX đề ra là 15,1%/năm. Năm 2023, giá trị sản xuất CN-TTCN toàn huyện ước đạt 27.320 tỷ đồng, tăng trên 15,4% so với năm 2022 và tăng gần 148% so với năm 2018. Trong đó, hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ lực của huyện đều đạt mức tăng trưởng khá qua các năm như xi măng, clinker, vôi, gạch, đá các loại, hàng thêu ren, may công nghiệp, gạch, nước giải khát…
Ông Lê Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần 199 (xã Thanh Hà) cho biết: Hoạt động trong lĩnh vực may mặc, những năm qua, công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do quy mô, số lượng đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh. Tuy nhiên, với nhiều nỗ lực trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, chủ động tìm kiếm đối tác mới trong nước để tăng cường tiêu thụ tại thị trường nội địa, công ty vẫn duy trì ổn định hoạt động, đạt mức tăng trưởng dương qua các năm. Trong những năm gần đây, công ty đạt mức tăng trưởng từ 15-20%/năm. Tính riêng trong năm 2023 – năm toàn ngành đối mặt với khó khăn lớn nhất về đơn hàng, công ty vẫn đạt doanh thu trên 67,5 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 150 lao động với mức thu nhập bình quân gần 11 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2024, huyện Thanh Liêm đặt mục tiêu: Giá trị sản xuất CN-TTCN trên địa bàn đạt 30.640 tỷ đồng, tăng 12,15% so với năm 2023. Để đạt mục tiêu đề ra, trong thời gian tới, huyện Thanh Liêm tăng cường huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng khu, cụm công nghiệp; triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách, các chương trình, đề án của Chính phủ, các bộ, ngành, của tỉnh để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ; tăng cường quản lý quỹ đất phát triển công nghiệp, nâng cao chất lượng hoạt động của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn; làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để các dự án đầu tư trên địa bàn được triển khai thuận lợi, sớm đi vào hoạt động; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có khả năng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu trong huyện tiếp cận với thông tin thị trường nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu, kinh phí sự nghiệp khuyến công.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I (VOVedu) vừa phối hợp với CLB Cầu nối Thiện Tâm tặng quà cho học sinh THCS có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập; bệnh nhân đang điều trị bệnh nặng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và nhiều phần quà cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.
Chiều 15/01, tại Nhà Văn hoá xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý), Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Ban Kinh tế tài chính trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam; chùa Vĩnh Nghiêm (thành phố Hồ Chí Minh); nhóm Chia sẻ - Sharing; Quỹ Lá xanh & Phòng Thương mại Slovakia – Việt Nam và các mạnh thường quân tổ chức Chương trình trao quà "Tết yêu thương" Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Chiều 15/1, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tổ chức Phiên họp thứ 9 đánh giá kết quả công tác CCHC năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ chủ trì phiên họp. Phiên họp tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu Chính phủ đến 63 điểm cầu tỉnh, thành phố trong cả nước. Dự phiên họp tại điểm cầu Hà Nam có đồng chí Trần Xuân Dưỡng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.