1. Bỏ phố về làm “Giám đốc nông dân”
Đó chính là câu chuyện của anh Phạm Hoàng Hiệp, Giám đốc HTX nông sản an toàn Liên Hiệp (Thi Sơn - Kim Bảng), người đã từ bỏ mức lương nghìn đô ở Hà Nội để về quê làm nông dân chỉ bởi một chữ “yêu”. Như anh Hiệp chia sẻ, vốn là sinh viên chuyên ngành trồng trọt, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, sau khi ra trường, năm 2008, anh làm cho một công ty của Ấn Độ, có trụ sở tại Hà Nội chuyên về sản xuất hạt giống cây trồng phục vụ sản xuất nông nghiệp với mức lương nghìn đô, niềm mơ ước của rất nhiều người thời bấy giờ. Sau 6 năm gắn bó, năm 2014, anh quyết định khởi nghiệp bằng nghề nông trên chính đồng đất của quê hương. Cũng có không ít người cho rằng anh quá mạo hiểm khi thuê 5,2 ha ruộng trong thời hạn 10 năm để làm trang trại trồng rau nhưng được sự ủng hộ của gia đình; nhất là người vợ có cùng đam mê và gắn bó với nghề nông như anh.
“Vạn sự khởi đầu nan”, thời gian đầu, để cải tạo đất, anh đã trồng đậu tương xen lẫn các loại rau màu; đồng thời tham gia làm cộng tác viên hướng dẫn kỹ thuật về quy trình ủ phân, trồng ngô bằng máy cho Công ty TNHH một thành viên của Tập đoàn Hòa Phát. Đó chính là thời gian anh vừa học hỏi kinh nghiệm từ thực tế, vừa nghiên cứu trải nghiệm. Đến năm 2016, anh chính thức tham gia Dự án tăng cường độ tin cậy sản xuất rau an toàn giai đoạn 2016-2021 của tổ chức JICA Nhật Bản. Năm 2018, HTX kiểu mới đã chính thức được thành lập với tên gọi là HTX nông sản an toàn Liên Hiệp.
Với phương châm, đa dạng hóa các loại sản phẩm, đa dạng hóa các hình thức tiếp cận thị trường, hướng tới thị trường thương mại điện tử, tuân thủ nghiêm ngặt qui trình sản xuất rau an toàn Global GAP cơ bản và áp dụng công nghệ tưới tự động, màng phủ luống và bón phân một lần cho cả vụ... sản phẩm của HTX nông sản an toàn Liên Hiệp đã được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh lựa chọn và tin dùng.
Là đơn vị đầu tiên của tỉnh sản xuất đạt tiêu chuẩn Global GAP (tiêu chuẩn châu Âu), năm 2019, HTX đã liên kết với Công ty Vin Eco xuất sang Nhật Bản gần 100 tấn bắp cải. Hiện, bình quân mỗi năm, HTX tiêu thụ khoảng 100-120 tấn rau, củ các loại; có thời kỳ cao điểm lượng tiêu thụ lên tới 420-500 tấn/ năm, doanh thu đạt khoảng 10 tỷ đồng/năm. Trong đó, riêng giá trị lượng rau xanh cung cấp cho các bếp ăn trong tỉnh đạt 500 triệu đồng/tháng; tạo việc làm và thu nhập cho từ 5-7 lao động.
Mục tiêu trong thời gian tới của HTX là sẽ hướng tới các sản phẩm giá trị kinh tế cao, tập trung chuyển sang trồng rau màu trái vụ, tránh tình trạng “được mùa rớt giá” với qui trình an toàn từ khâu gieo trồng đến khâu thu hoạch và tiêu thụ. Hiện, ngoài các loại cây trồng rau màu truyền thống, trên diện tích 5,2 ha anh đã đầu tư trồng thêm một số cây hoa và cây cảnh. Trong câu chuyện được biết, hiện anh Hiệp đang nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất tinh chất hoa hồng, nếu thành công sẽ mở ra một hướng mới cho HTX trong tương lai.
2. Dám nghĩ, dám làm
Nhân vật mà chúng tôi muốn nói tới ở đây, là ông Đinh Viết Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX Nông nghiệp Nhân Nghĩa (Lý Nhân). Trong gần 15 năm làm giám đốc, ông Cương đã điều hành hiệu quả các hoạt động cả dịch vụ thiết yếu và thỏa thuận phục vụ sản xuất, góp phần đưa Nhân Nghĩa trở thành vùng sản xuất các loại cây trồng hàng hóa giá trị cao đứng đầu của tỉnh nhiều năm liền. Người dân trong xã đã thực sự làm giàu trên chính đồng ruộng của mình.
Ông Cương tâm sự: “Giám đốc HTX Nông nghiệp bây giờ như người lái thuyền vững tay chèo trong kinh tế thị trường”. Sau 13 năm làm trưởng thôn, năm 2004, ông Đinh Viết Cương được bầu vào Ban quản trị, giữ chức danh Phó chủ nhiệm HTX. Từ năm 2009 đến nay, ông làm Chủ nhiệm HTX rồi Giám đốc HTX Nông nghiệp Nhân Nghĩa cho đến nay. Trong quá trình điều hành HTX, với vai trò giám đốc ông Đinh Viết Cương đã chú trọng đến công tác thủy lợi, bảo đảm tưới, tiêu cho sản xuất. Đây chính là yếu tố quan trọng số 1 bảo đảm sản xuất phát triển. Toàn bộ hệ thống kênh mương nội đồng được ông bàn bạc, thống nhất cùng Hội đồng quản trị HTX quy hoạch lại đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển sản xuất.
Nổi bật, HTX đầu tư xây dựng được 2 trạm bơm đặt sát ngay sông Châu bơm nước trực tiếp từ lòng sông. Các tuyến kênh dẫn chính trạm bơm tưới được kiên cố hóa. Hằng năm, HTX đều tổ chức đào đắp từ 12 – 13 nghìn m3 đất thủy lợi. Trên đồng ruộng của HTX được bố trí 9 trạm bơm điện dã chiến, đầu tư xây dựng đường điện ra mỗi cánh đồng để phục vụ vận hành máy bơm khi có nhu cầu. Dưới sự điều hành của ông, việc tiêu úng trên địa bàn được thiết lập 3 cấp: Người dân tự khoanh vùng và bơm tiêu từ diện tích sản xuất ra kênh mặt ruộng, thôn có trách nhiệm bơm tiếp cầu 2 ra kênh chính và Tổ thủy nông của HTX vận hành các trạm bơm tiêu ra hệ thống lớn của doanh nghiệp thủy nông. Chỉ tính riêng số lượng máy bơm cá nhân của người dân toàn HTX đã lên đến hơn 1.000 chiếc…
Từ việc điều hành hoạt động hiệu quả, sản xuất trên đồng ruộng của HTX luôn phát triển. Người dân địa phương thích ứng tốt với nhu cầu thị trường của từng đối tượng cây trồng. Chỉ tính riêng vụ đông tại HTX luôn duy trì từ 270 đến hơn 300 ha, trong đó, cây vụ đông trên đất 2 lúa chiếm 70% diện tích. Trong đó, cây dưa chuột duy trì 70 - 100 ha, bí xanh, bí đỏ gần 80 ha, ngô nếp hơn 60 ha... Giá trị sản xuất bình quân trên diện tích canh tác của toàn HTX đạt hơn 150 triệu đồng/ha/năm, những diện tích trồng cây vụ đông đạt hơn 200 triệu đồng/ha/năm. Tại Nhân Nghĩa, khi vào giai đoạn tập trung của mùa vụ, lao động làm các ngành nghề khác trở về tham gia sản xuất do có thu nhập cao hơn.
Từ việc điều hành hoạt động hiệu quả, sản xuất trên đồng ruộng của HTX luôn phát triển. Người dân địa phương thích ứng tốt với nhu cầu thị trường của từng đối tượng cây trồng. Chỉ tính riêng vụ đông tại HTX luôn duy trì từ 270 đến hơn 300 ha, trong đó, cây vụ đông trên đất 2 lúa chiếm 70% diện tích. Trong đó, cây dưa chuột duy trì 70 – 100 ha, bí xanh, bí đỏ gần 80 ha, ngô nếp hơn 60 ha... Giá trị sản xuất bình quân trên diện tích canh tác của toàn HTX đạt hơn 150 triệu đồng/ha/năm, những diện tích trồng cây vụ đông đạt hơn 200 triệu đồng/ha/năm. Tại Nhân Nghĩa, khi vào giai đoạn tập trung của mùa vụ, lao động làm các ngành nghề khác trở về tham gia sản xuất do có thu nhập cao hơn.
Với những thành tích đã đạt được, Giám đốc HTX Nông nghiệp Nhân Nghĩa Đinh Viết Cương đã được các cấp, ngành khen thưởng. Ông được đánh giá là một trong những giám đốc HTX dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với công việc của mình.
3. Kinh nghiệm, năng lực và trách nhiệm
Theo giới thiệu của ông Trần Quyết Thắng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thanh Liêm, chúng tôi tìm về HTXDVNN Võ Giang (xã Thanh Thủy) gặp ông Lê Hữu Vinh, Giám đốc HTXDVNN Võ Giang, một trong những giám đốc có thâm niên trong vai trò người đứng đầu HTX. Với sự tận tâm, trách nhiệm cùng những kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình công tác, HTXDVNN Võ Giang dưới sự chỉ đạo điều hành của ông luôn được đánh giá là một trong những HTX tốp đầu của huyện trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong xây dựng nông thôn mới.
HTXDVNN Võ Giang đảm nhận 9 khâu dịch vụ (gồm 5 dịch vụ thiết yếu và 4 dịch vụ thỏa thuận) phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp của 5 thôn (trong tổng số 8 thôn của xã), với tổng diện tích đất nông nghiệp trên 500 mẫu. Trong điều kiện diện tích nông nghiệp bị thu hẹp nhưng năng lực phục vụ sản xuất không hề giảm. Đặc biệt, địa hình phục vụ lại khó khăn do bị chia cắt bởi con sông Đáy, những năm qua, trên cơ sở thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, Ban Giám đốc HTX luôn xác định, hiệu quả các khâu dịch vụ và lợi ích của bà con nông dân là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của HTX; để xây dựng mạng lưới “chân rết” ở các thôn, xóm, Ban Giám đốc HTX đã phối hợp với các thôn, xóm triển khai kế hoạch sản xuất hằng năm. Đối với tất cả các khâu dịch vụ đều xây dựng đề án, phương án và được lấy ý kiến của các thành viên sau đó thông qua Đại hội xã viên biểu quyết thông qua, do đó, đã tạo sự đồng thuận cao khi triển khai thực hiện. Từ năm 2010 đến nay, HTX không để xảy ra tình trạng nợ đọng sản phẩm. Công tác điều hành các khâu dịch vụ đều đem lại hiệu quả cao. Giá trị sản xuất nông nghiệp của HTX tăng cao qua các vụ.
Hơn 40 năm tuổi Đảng, gần 15 năm đảm nhận vai trò người đứng đầu HTX, ông Lê Hữu Vinh luôn tận tâm, tận hiến vì sự phát triển của HTX nói riêng, vì sự phát triển của sản xuất nông nghiệp ở địa phương nói chung. Nói như ông Trần Quyết Thắng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thanh Liêm, HTX Võ Giang là một trong những HTX mạnh dạn triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Không chỉ tích cực đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất, HTX Võ Giang còn triển khai thành công chương trình mạ khay, cấy máy và máy gặt trong sản xuất. Những thành quả mà HTX Võ Giang đạt được trong nhiều năm qua đã khẳng định rõ nét hơn vai trò, vị trí của người đứng đầu HTX. Sự tin tưởng, tín nhiệm của bà con nông dân chính là “quả ngọt” mà ông Lê Hữu Vinh đã gặt hái được trong suốt 15 năm nỗ lực, tận tâm, tận hiến đảm nhận chức danh Giám dốc HTXDVNN Võ Giang.
Thay lời kết
Muốn HTX mạnh phải có quản lý giỏi. Bởi, ngoài mục tiêu hoạt động kinh tế, HTX còn là cầu nối đưa nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội ở địa phương như giải quyết việc làm, bảo đảm an ninh trật tự, xã hội, tham gia tích cực phong trào xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị. Tuy nhiên, bên cạnh những “thuyền trưởng” tận tâm, tận hiến và năng động như ông Cương, ông Vinh và anh Hiệp, rất cần sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương và các ngành chức năng vì sự phát triển của khu vực kinh tế tập thể.
Trên cơ sở xác định điểm mạnh, điểm yếu của từng HTX, mỗi địa phương cần đưa ra các giải pháp, hành động cụ thể, truyền cảm hứng và khơi dậy ý chí làm giàu cho người dân. Có như vậy, mới làm thay đổi nền nông nghiệp như Bác Hồ đã nói: “Hợp tác xã nông nghiệp là một cách làm cho nhà nông đoàn kết, làm cho nhà nông thịnh vượng. Hợp tác xã nông nghiệp giúp cho nhà nông đạt đến mục đích, đã ích nước lại lợi dân”.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I (VOVedu) vừa phối hợp với CLB Cầu nối Thiện Tâm tặng quà cho học sinh THCS có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập; bệnh nhân đang điều trị bệnh nặng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và nhiều phần quà cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.
Chiều 15/01, tại Nhà Văn hoá xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý), Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Ban Kinh tế tài chính trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam; chùa Vĩnh Nghiêm (thành phố Hồ Chí Minh); nhóm Chia sẻ - Sharing; Quỹ Lá xanh & Phòng Thương mại Slovakia – Việt Nam và các mạnh thường quân tổ chức Chương trình trao quà "Tết yêu thương" Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Chiều 15/1, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tổ chức Phiên họp thứ 9 đánh giá kết quả công tác CCHC năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ chủ trì phiên họp. Phiên họp tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu Chính phủ đến 63 điểm cầu tỉnh, thành phố trong cả nước. Dự phiên họp tại điểm cầu Hà Nam có đồng chí Trần Xuân Dưỡng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.