Hộ gia đình ông Đặng Đình Hoa, thôn Nội, xã Đồng Du (Bình Lục) có diện tích đất vườn rộng trên 3 sào. Trước đây, gia đình ông Hoa chủ yếu trồng rau màu và một số loại cây ăn quả như hồng xiêm, nhãn cỏ… nên hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2012, ông Hoa bắt đầu cải tạo vườn, chặt bỏ các loại cây trồng lâu năm cho năng suất thấp và mua giống bưởi Diễn, bưởi hoàng, bưởi đào chuyên về trồng thử nghiệm. Năm 2015, bưởi bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi loại bưởi trong vườn của ông Hoa lại có thời gian thu hoạch khác nhau nên không bị thương lái ép giá. Với giống bưởi đào chuyên, thời điểm này, ông Hoa đã bắt đầu xuất bán ra thị trường, bưởi Diễn thì được bán vào tầm tháng 10 với giá 20.000 đồng/quả; còn bưởi hoàng, ông Hoa dành bán dịp Tết Nguyên đán với giá 35.000 - 40.000 đồng/quả. Nhận thấy 3 giống bưởi này trồng xen canh cho hiệu quả kinh tế cao, ông Hoa lại tìm đến các nhà vườn ở Hà Nội, Hưng Yên… học cách nhân giống bưởi. Bởi theo ông Hoa, nếu tự đi mua giống để mở rộng quy mô vườn thì sẽ rất tốn kém và dễ gặp rủi ro vì giống không bảo đảm chất lượng.Để có một vườn cây giống chất lượng, ông Hoa đã thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật ghép. Ban đầu, ông Hoa ươm hạt bưởi dại cho đến khi cây cao tầm 50-70 cm (khoảng thời gian 6-7 tháng) rồi lấy mắt bưởi từ những cây bưởi diễn, hoàng, đào chuyên sẵn có trong vườn ghép vào thân cây bưởi dại. Để cây không bị sâu bệnh, trong giai đoạn đầu mới ghép, ông Hoa hòa phân đạm, kali tưới cho cây. Sau khoảng 2 năm, cây bưởi ghép đã bắt đầu cho quả. Bằng phương pháp ghép cây như vậy, đến nay, ông Hoa đã có gần 200 gốc bưởi cho thu hoạch.
Bên cạnh các loại cây có múi như bưởi, cam, chanh, phương pháp ghép thay thế còn đang được người dân các địa phương trong tỉnh ứng dụng rộng rãi đối với một số cây ăn quả lâu năm khác, nhất là cây nhãn. Qua trao đổi với ông Phạm Văn Liên, Giám đốc HTXDVNN xã Ngọc Lũ, được biết, Ngọc Lũ có diện tích đất vườn rộng nên bà con trong xã có truyền thống trồng nhãn từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, trước đây, các hộ chủ yếu trồng cây nhãn cỏ, năng suất thấp. Hiện nay, 40% số hộ dân có trồng nhãn trong xã đã áp dụng phương pháp ghép cây để cải tạo chất lượng vườn nhãn của gia đình. Những giống nhãn có giá trị kinh tế cao được ghép thay thế là nhãn muộn (Hà Tây cũ), nhãn lồng (Hưng Yên)... Với diện tích vườn rộng trên 1 mẫu, anh Nguyễn Văn Đương, xóm 12, xã Ngọc Lũ đang có trên 100 gốc nhãn muộn (Hà Tây cũ) chuẩn bị cho thu hoạch. Toàn bộ số nhãn trong vườn đều là nhãn ghép, cho quả to, cùi dày và ngọt. 10 năm về trước, anh Đương chỉ trồng nhãn cỏ, nhãn Khoái Châu (Hưng Yên)… Những loại nhãn này chín tập trung trong cùng thời điểm nên giá bán không cao. Vì vậy, anh Đương đã học cách ghép thay thế bằng giống nhãn muộn (Hà Tây cũ). Bình quân mỗi năm, gia đình anh xuất bán 3-4 tấn nhãn muộn, cho thu nhập trên 70 triệu đồng. Ngoài cây nhãn, vài năm nay, gia đình anh Đương còn mở rộng diện tích vườn, đưa hơn 300 gốc bưởi Diễn, bưởi hoàng, bưởi da xanh… vào canh tác. Với ý chí, quyết tâm làm giàu và ham học hỏi, mới đây, gia đình anh Đương đã biến đất thành "vàng" khi áp dụng thành công công nghệ ghép vào sản xuất bưởi giống, cung cấp cho thị trường hàng nghìn cây giống bưởi mỗi năm. Anh Đương cho hay: Kỹ thuật ghép gồm 2 hình thức là ghép mắt (ghép mầm) và ghép thân (ghép cành), trong đó, ghép mắt được sử dụng nhiều trong ghép nhãn, hồng xiêm… Phương pháp ghép có nhiều ưu điểm, thời gian cho quả nhanh, cây khỏe, ít sâu bệnh do có bộ rễ và khung cành to của cây gốc. Hơn nữa, việc ghép cải tạo giống cây trồng không tốn kém vì không phải bỏ công sức phá cây đi để trồng mới lại vườn.
Nhờ sự năng động, nhạy bén, ham học hỏi, nhiều nông dân đã ứng dụng thành công công nghệ ghép thay thế đối với các loại cây ăn quả để phát triển kinh tế vườn. Qua đó, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương, nâng cao chất lượng tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới.
Nguyễn Oanh
Chiều 23/12, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổng kết công tác dân vận (CTDV) và phong trào thi đua (PTTĐ) “Dân vận khéo năm 2024"; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) PTTĐ “Dân vận khéo” tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị.
V/v tuyển chọn lao động đi làm việc tại Australia trong ngành nông nghiệp (VLMA)
Để đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của người dân, thời gian qua, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã đầu tư mở rộng mạng lưới máy rút tiền tự động (ATM) và máy chấp nhận thẻ thanh toán (POS). Trong đó, quan tâm lắp đặt máy tại khu vực nông thôn, vùng xa khó tiếp cận các điểm giao dịch của ngân hàng. Việc mở rộng mạng lưới ATM, POS đã tạo điều kiện giúp khách hàng thanh toán, rút tiền thuận tiện, nhanh chóng, nhất là những đối tượng có tài khoản an sinh xã hội (ASXH) được tiếp cận dịch vụ tiện ích của ngân hàng.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.