Điều trị viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc

Tư vấn 05:43 31/08/2023 Theo vov.vn
Cây hoa ngũ sắc là loại thảo mộc mọc hoang, nhưng có thể giúp hỗ trợ điều trị viêm xoang hiệu quả.

Cây hoa ngũ sắc hay còn gọi là cây hoa ngũ vị, cỏ hôi và có tên khoa học là Ageratum conzoides L., thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

Cây hoa ngũ sắc mọc hoang dại ở khắp nơi. Người ta hái toàn cây cắt bỏ rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa hè, dùng tươi hay phơi khô sau khi đã rửa sạch đất, cát (chủ yếu là dùng tươi nhiều hơn).

Theo các nghiên cứu hiện đại, trong hoa ngũ sắc có 0,7 - 2% tinh dầu, có khả năng ức chế mạnh các vi khuẩn như tụ cầu vàng, Bacillus subtilis, E.coli và trực khuẩn mủ xanh… Bên cạnh đó, các hoạt chất quý trong hoa ngũ sắc như cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen cũng có khả năng chống viêm, giảm phù nề, dị ứng và giảm tiết dịch.

Ở Brazil, khi truyền dịch, người ta thường chuẩn bị thêm lá hoặc toàn bộ thân cây để sử dụng cho việc điều trị cơn đau bụng, cảm lạnh, sốt, tiêu chảy, thấp khớp, co thắt và dùng nó như một loại thuốc bổ. Cây cũng được y học đánh giá cao, vì tác dụng chữa và hồi phục các vết bỏng hoặc vết thương.

Tại các quốc gia khác ở châu Mỹ Latinh và Nam Mỹ, loại cây này được sử dụng phổ biến vì chứa các thành phần kháng khuẩn đối với nhiều loại bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm trùng do vi khuẩn.

Ở châu Phi, cây hoa ngũ sắc được sử dụng để điều trị bệnh sốt, thấp khớp, đau đầu, viêm phổi, các vết thương, vết bỏng và cơn đau bụng.

Cây hoa ngũ sắc có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu... thường dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mạn tính.

Để chữa bệnh viêm xoang mũi dị ứng, hái cây tươi về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Sau đó, rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi chảy ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Lưu ý, không nên xì mũi mạnh do dịch từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai gây viêm tai giữa cấp.

Hoặc sử dụng 15-30g cành lá khô sắc với 500ml nước, còn lại 200ml và xông mũi, vừa uống 2 lần/ngày trước bữa ăn.

Công dụng khác của cây hoa ngũ sắc

- Chữa phụ nữ rong huyết sau khi sinh: Dùng 30 - 50g cây hoa ngũ sắc tươi rửa thật sạch, giã nhỏ, chế thêm nước rồi vắt lấy nước cốt, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống liên tục 3-4 ngày.

- Giúp tóc suôn mượt: Dùng cây hoa ngũ sắc phối hợp với bồ kết nấu nước gội đầu giúp tóc thơm tho, trơn mượt, sạch gàu.

Lưu ý:

Một số người thấy cây hoa ngũ sắc có tác dụng tốt nhưng tên lại xấu xí nên đã gọi cây này là cây ngũ sắc, ngũ vị hay còn gọi là cây bông ổi. Do đó, để có tác dụng với các triệu chứng viêm xoang, cần sử dụng đúng loại cây hoa ngũ sắc, tránh nhầm lẫn.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội LHPN xã Hợp Lý kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác

Đoàn - Hội  |  17:03 19/05/2024

Chiều ngày 19/5, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Hợp Lý, huyện Lý Nhân tổ chức sinh hoạt chuyên đề kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 -19/5/2024); đồng thời triển khai kế hoạch thực hiện chuyên đề năm 2024 – 2025 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân” tới cán bộ, hội viên trong toàn xã.

Hội LHPN Bình Lục đạt giải Ba toàn quốc Cuộc thi “Ứng dụng CNTT trong tổ chức sinh hoạt hội”

Đoàn - Hội  |  12:53 19/05/2024

Chiều 18/5, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam long trọng tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi “Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong tổ chức sinh hoạt hội” năm 2024.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thủy dự Đại lễ Phật đản tại chùa Tam Chúc

Xây dựng Đảng - Chính quyền  |  12:50 19/05/2024

Sáng 19/5 (ngày 12/4 năm Giáp Thìn), chùa Tam Chúc trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 – Dương lịch 2024. Tới dự Đại lễ có các đồng chí: Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí lãnh đạo một số Ban Xây dựng Đảng của Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện một số sở, ngành chức năng; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Nam, cùng đông đảo các tăng, ni, phật tử và du khách thập phương.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC