Nhận biết triệu chứng khác nhau giữa ngộ độc và dị ứng thực phẩm

Tư vấn 06:11 28/08/2023 Theo vov.vn
Để điều trị kịp thời, hiệu quả ngộ độc và dị ứng thực phẩm cần phải phân biệt được những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh này.

Ngộ độc thực phẩm

"Thủ phạm" phổ biến gây ngộ độc thực phẩm bao gồm Salmonella, E.coli, norovirus và Campylobacter. Cơ thể bị ngộ độc thực phẩm khi tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm có chứa vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc chất độc có hại do các vi sinh vật này tạo ra. Các triệu chứng thường bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng và sốt.

Dị ứng thực phẩm

Còn dị ứng thức phẩm là phản ứng miễn dịch quá mức đối với các thành phần thực phẩm, thường là các protein. Dị ứng có thể là các triệu chứng nhẹ như nổi mề đay hoặc ngứa đến phản ứng nghiêm trọng như khó thở hoặc sốc phản vệ. Các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm đậu phộng, động vật có vỏ, sữa, trứng và lúa mì.

Dị ứng thức ăn khác với không dung nạp thức ăn. Bởi không dung nạp thức ăn là một tình trạng ít nghiêm trọng hơn và không liên quan đến hệ thống miễn dịch.

Nhận biết bằng thời gian của triệu chứng

Một yếu tố để phân biệt giữa ngộ độc với dị ứng thực phẩm là thời gian của các triệu chứng. Thời gian xuất hiện tình trạng dị ứng thực phẩm tùy thuộc vào tốc độ phản ứng của cơ thể với loại thực phẩm đó và cơ địa của từng người. Thời gian bị dị ứng có thể kéo dài từ 4-24 tiếng hoặc khoảng 2-3 ngày, sau đó sẽ khỏi hẳn. Còn các triệu chứng ngộ độc ở thể nhẹ thường tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần điều trị cụ thể.

Đối với một số người, một phản ứng dị ứng với một loại thức ăn cụ thể có thể gây khó chịu nhưng cũng không nghiêm trọng với cơ thể. Tuy nhiên, với người khác, một phản ứng dị ứng thức ăn có thể nặng nề và thậm chí còn đe dọa đến tính mạng. Các triệu chứng dị ứng thức ăn phổ biến nhất bao gồm:

  • Nổi mẩn ngứa toàn thân hoặc ngứa trong miệng, nổi mề đay, phát ban, chàm, sưng môi, sưng mặt, lưỡi, cổ họng hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.
  • Khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở.
  • Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu

Chẩn đoán và điều trị

Để chẩn đoán dị ứng thực phẩm, nhân viên y tế sẽ thực hiện xét nghiệm chích da và xét nghiệm máu. Không ăn thực phẩm gây dị ứng là phương pháp điều trị chính. Bên cạnh đó, để phòng ngừa, người có tiền sử dị ứng thực phẩm cần mang theo thuốc khẩn cấp như epinephrine trong trường hợp vô tình ăn phải thực phẩm gây di ứng. Khi phát hiện tình trạng di ứng nặng, có thể sử dụng ống tiêm tự động để ngăn chặn nguy cơ đe dọa đến tính mạng.

Đối với ngộ độc thực phẩm, người bệnh được bù nước và khuyến cáo nghỉ ngơi, sử dụng đồ ăn thanh đạm. Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, điều quan trọng là phải thực hành vệ sinh tốt như rửa tay kỹ trước khi xử lý thực phẩm, ăn chín uống sôi và bảo quản tốt thực phẩm.

 

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội LHPN Bình Lục đạt giải Ba toàn quốc Cuộc thi “Ứng dụng CNTT trong tổ chức sinh hoạt hội”

Đoàn - Hội  |  12:53 19/05/2024

Chiều 18/5, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam long trọng tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi “Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong tổ chức sinh hoạt hội” năm 2024.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thủy dự Đại lễ Phật Đản tại chùa Tam Chúc

Xây dựng Đảng - Chính quyền  |  12:50 19/05/2024

Sáng 19/5 (ngày 12/4 năm Giáp Thìn), chùa Tam Chúc trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 – Dương lịch 2024. Tới dự Đại lễ có các đồng chí: Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí lãnh đạo một số Ban Xây dựng Đảng của Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện một số sở, ngành chức năng; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Nam, cùng đông đảo các tăng, ni, phật tử và du khách thập phương.

Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm cho người lao động

Kinh tế  |  07:27 19/05/2024

Triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị 05), những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh đã căn cứ tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong khối để ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Trọng tâm hằng năm là việc tổ chức học tập chuyên đề, đăng ký làm theo Bác; triển khai xây dựng, duy trì có hiệu quả các mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh tuyên truyền các gương điển hình về học và làm theo Bác trong toàn Đảng bộ Khối…

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC