Bắp cải là loại rau đa năng, rất dễ kết hợp vào chế độ ăn uống. Bạn có thể sử dụng chế biến nhiều món ăn khác nhau, bao gồm salad, món hầm, súp, món kho và dưa cải bắp. Không chỉ là món ăn phổ biến, bắp cải còn có tác dụng chữa bệnh.
Theo bác sĩ CKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại, người ta đã biết đến tác dụng của bắp cải với giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh và làm đẹp tuyệt vời. Tại châu Âu, cải bắp được dùng làm thuốc chữa bệnh từ thời xa xưa, được ví như "thuốc của người nghèo".
Ngày nay, cải bắp được biết tới có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ với nhiều giá trị dinh dưỡng. Cụ thể, trong 100g cải bắp chứa: lipid 0,8g, chất xơ 1,7g, khoáng toàn phần 2,4g... Cải bắp chứa các vitamin C, E, K, folate, magie, mangan và một số carotenoid (lutein, zeaxanthin và beta-carotene).
Bác sĩ Vũ chia sẻ, vào năm 1948, các nhà khoa học đã phát hiện trong cải bắp có chất chống loét gọi là vitamin U, giúp chữa loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày, viêm đại tràng.
"Uống nước ép cải bắp giúp khoẻ dạ dày", bác sĩ Vũ nói và cho biết một số công trình nghiên cứu của Đại học New York cho thấy, ăn bắp cải thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hóa.
Ngày nay, người ta đã biết nhiều đến công dụng của bắp cải như trị giun, làm liền sẹo các vết thương, mụn nhọt. Nước cải bắp còn được ví như loại thuốc để chống kích thích thần kinh, chứng mất ngủ...
Theo Đông y, bắp cải có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, lợi tiểu, thanh phế, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, bổ tỳ vị..
Người ta thường sử dụng bắp cải như một phương thuốc chữa bệnh.
- Ép bắp cải lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau nhức để chữa đau nhức do thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh tọa. Uống nước ép bắp cải còn giúp chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng, phòng chống nhiễm khuẩn.
- Lấy lá bắp cải cán dập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau. Mỗi chỗ đau đắp 3 – 4 miếng lá cải bắp, bên ngoài dùng vải dày áp lên rồi cột lại giúp chữa đau khớp, nhức tay chân, nổi hạch.
- Dùng 80 – 100g bắp cải, nửa lít nước, sắc còn 1/3 cho thêm mật ong uống trong ngày kết hợp ăn bắp cải sống chữa ho nhiều đờm.
- Bắp cải có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết. Dùng 100g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh tiểu đường type 2.
Những người không nên ăn bắp cải
Bắp cải có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên bác sĩ Vũ lưu ý không dùng cho người thể hàn, nếu muốn dùng phải phối hợp với gừng tươi. Người táo bón, tiểu ít cũng không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ goitrin là chất có tác dụng chống ôxy hóa nhưng chính nó lại có thể gây bướu cổ nếu ăn nhiều. Người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không ăn bắp cải vì sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra. Nếu muốn ăn cải bắp thì chỉ ăn lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để 10 – 15 phút rồi mới chế biến sẽ làm cho goitrin sẽ bị phân hủy hết.
Những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải.
Những người đang bị dị ứng, xuất huyết dưới kết mạc không nên ăn bắp cải, nhất là bắp cải muối chua, sẽ khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Bắp cải muối chua, do có chứa histamine, một chất có thể gây ngứa, chảy nước mắt, chảy nước mũi và xung huyết.
Ngày 2/12, tại thành phố Hưng Yên (Hưng Yên), Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Tại Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi và khai mạc Triển lãm “Ảnh nghệ thuật Nam Định” năm 2024 tổ chức sáng 2/12 ở Trung tâm văn hóa Thanh thiến niên (tỉnh Nam Định), nhà báo Bùi Hữu Tuấn, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Hà Nam, Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Nam đã được trao giải Nhất với tác phẩm “Những thiếu nữ đồng chiêm”.
Làm việc với Tòa án nhân dân tối cao, sáng 2/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị trong thời gian tới, ngành Tòa án cần tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng cơ quan tinh-gọn-mạnh, hoạt động hiệu lực hiệu quả; gắn với nâng cao chất lượng, sức chiến đấu của cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức bộ máy tòa án các cấp.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.