Nước nhân trần mát, ngon nhưng lại 'đại kỵ' với hai nhóm người sau

Tư vấn 06:19 01/08/2023 Theo vov.vn
Nhân trần là thức uống được nhiều người yêu thích tuy nhiên lại đại kỵ với hai nhóm người dưới đây.

Nhân trần được nhiều người sử dụng như một loại nước uống hàng ngày, nhưng không phải ai cũng thích hợp uống loại nước này.

Tác dụng của nhân trần

Nhân trần còn có tên gọi khác là chè nội, chè cát, hoắc hương núi, mao xạ hương, nhân trần có tên khoa học Adenosma caeruleum R. Br. thuộc họ hoa mõm chó Scrophulariaceae.

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec chỉ ra, từ lâu nhân trần là vị thuốc đông y được sử dụng từ lâu đời với nhiều tác dụng, không chỉ vậy mà nhân trần còn được nghiên cứu và xác thực những chức năng trong việc điều trị bệnh lý gan mật.

Một số tác dụng tiêu biểu của nhân trần có thể kể đến như:

Giúp hỗ trợ trong điều trị viêm gan cấp

Viêm gan cấp do virus gây ra ảnh hưởng tới chức năng gan gây ra vàng da, chán ăn, đầy bụng, chậm tiêu, trên xét nghiệm có tình trạng tăng men gan, tăng bilirubin máu.

Từng có nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng nhân trần trong đợt cấp viêm gan virus giúp các chỉ số men gan, bilirubin về ngưỡng bình thường, các triệu chứng ở người bệnh cũng được cải thiện rõ rệt như giảm vàng da, hết mệt mỏi, hết đau ở vùng gan, ăn ngon miệng hơn.

Do đó nhân trần tăng cường chức năng thải trừ độc của gan, tác dụng kháng viêm mạnh ở giai đoạn cấp tính, kháng khuẩn.

Tác dụng lợi mật điều trị viêm túi mật

Tác dụng của nhân trần giúp tăng tiết mật. Trong thành phần nước sắc nhân trần có chất 6,7-dimethoxycoumarin tác dụng lợi mật và giảm trương lực cơ vòng Oddi, do đó giúp việc bài tiết mật trở nên dễ dàng hơn. Tránh tình trạng tắc mật, gây nên nhiều dấu hiệu bất thường.

Hạ lipid máu

Theo nghiên cứu thì nhân trần cũng có tác dụng hạ mỡ máu, điều trị rối loạn chuyển hóa lipid, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ.

Tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn

Nước sắc nhân trần còn có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, thương hàn, phó thương hàn A, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn E.coli, trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng, não mô cầu, virus cúm... Giúp điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn.

Một số tác dụng khác: Ức chế sự phát triển của ung thư, hạ áp, điều trị thiểu năng vành, loét miệng, nấm da, mụn nhọt, mẩn ngứa...

Theo Đông y

Ngoài ra, theo Đông y, nhân trần có vị đắng, cay, tính hơi hàn. Vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ thống, lợi tiểu, thoái hoàng, làm ra mồ hôi.

Nhân trần được ứng dụng trong việc điều trị bệnh vàng da, sốt nóng, tiểu tiện không thông và giúp phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.

Ai không nên uống nhân trần?

Nhiều người thường có thói quen uống nước nhân trần thay nước giải khát hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống được loại nước này. Vậy ai không nên uống nhân trần?

Báo Dân trí dẫn lời TTND, BSCC Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, nhân trần tuy có lợi cho sức khỏe nhưng lại không thích hợp với hai nhóm người dưới đây:

Người già và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cũng cần thận trọng với đồ uống mát, có tính giải nhiệt cao vì chức năng tiêu hóa của người già và trẻ nhỏ không ổn định, khả năng hấp thụ kém hơn nên uống nhiều nước mát không tốt. Nhẹ có thể dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa gây chướng bụng, tiêu chảy, chán ăn, nặng hơn thì có thể gây ra một số bệnh về đường ruột, mất nước, hôn mê.

Phụ nữ mang thai nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì cũng cần thận trọng khi dùng nhân trần vì uống nhiều có thể làm thai suy dinh dưỡng, chết lưu. Phụ nữ sau sinh uống nhân trần nhiều có thể bị mất sữa hoặc có ít sữa.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo nếu không có bệnh hay nguy cơ bệnh thì không nên uống trà nhân trần hàng ngày. Nguyên nhân, nhân trần có tác dụng lợi tiểu nên dẫn đến việc đào thải nhiều nước ra khỏi cơ thể. Từ đó, bạn dễ bị mất nước, gây mệt mỏi, thiếu tập trung. Không chỉ vậy, nếu gan không có vấn đề thì việc uống trà nhân trần hàng ngày sẽ khiến gan này phải tăng bài tiết dịch mật do tác dụng lợi mật, dẫn đến dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh ra bệnh.

Người dùng không nên kết hợp nhân trần với cam thảo điều này không nên, bởi cả hai vị thuốc này đều không nên dùng kéo dài.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Ai không nên uống nhân trần?" rồi phải không.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm, làm việc tại Lào

Chính trị  |  06:27 09/01/2025

Nhận lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 9 đến 10/1/2025.

Công bố quyết định thanh tra 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Xã hội  |  06:03 09/01/2025

Chiều 8/1, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra Dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Ở đơn vị lá cờ đầu cấp học mầm non của thị xã Duy Tiên

Giáo dục  |  05:32 09/01/2025

Những ngày cuối đông này, chúng tôi có dịp đến thăm cô, trò Trường Mầm non xã Yên Nam– đơn vị lá cờ đầu cấp học mầm non của thị xã Duy Tiên. Trước mắt tôi là một khuôn viên trường học có không gian thoáng đãng, rộng rãi với đầy đủ khu hiệu bộ, các phòng học, phòng chức năng và khu vui chơi, vườn cổ tích, vườn hoa cây cảnh được bài trí phù hợp lứa tuổi, tạo hứng thú cho trẻ “học bằng chơi, chơi mà học” để các con “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC