Trả lời phỏng vấn báo 20 Minuten của Thuỵ Sĩ, Dagmar Rösler, người đứng đầu Liên đoàn Giáo viên Thụy Sĩ, cho biết: “Khi đến một lớp các em 4 tuổi, việc vẫn còn một vài em mặc bỉm thì có thể chấp nhận được. Nhưng khi những đứa trẻ tới 11 tuổi rồi mà vẫn còn mặc bỉm, thì thực sự đó là một xu hướng đáng lo ngại”.
Theo các chuyên gia, nhiều trẻ đã quá quen với việc mặc bỉm đến mức các bé khó chuyển sang hình thức đi vệ sinh đúng cách hơn như là đi vào bồn cầu.
Khuyến nghị của chuyên gia y tế cho rằng độ tuổi trung bình để dạy trẻ em đi vệ sinh vào bô hoặc bồn cầu là từ 18 tháng đến 24 tháng. Tuy nhiên, dường như tại Thuỵ Sĩ, nhiều cha mẹ đã bỏ qua quá trình dạy này vì coi bỉm là một giải pháp tiện lợi. Nhà khoa học giáo dục Margrit Stamm cảnh báo quan điểm đó hoàn toàn sai lầm.
Chuyên gia phát triển trẻ em Rita Messmer tiết lộ số trẻ mặc bỉm tới trường “đang tăng đột biến”. Bà Rita chia sẻ mình có một bệnh nhân đã 11 tuổi mà không được dạy cách tự sử dụng nhà vệ sinh.
Việc thiếu mất kỹ năng đi vệ sinh của các em đã trở thành gánh nặng cho nhiều giáo viên, những người phải hỗ trợ học sinh thay bỉm. “Các bậc cha mẹ có trách nhiệm đảm bảo rằng những đứa trẻ trong độ tuổi đi học của họ không mặc bỉm nữa. Giáo viên không ở đó để thay bỉm cho con của họ. Những điều này đang vượt quá giới hạn”, ông Rösler nhấn mạnh.
Trong khi vấn đề đang khiến các nhà giáo dục ở Thụy Sĩ đau đầu thì tại New York (Mỹ), nhiều trường cũng ghi nhận các trường hợp cha mẹ không dạy con cách sử dụng nhà vệ sinh.
“Các giáo viên ở đây nói rằng họ không có trách nhiệm thay bỉm. Không có chính sách hoặc quy trình nào được áp dụng để làm việc với đứa trẻ, dạy các em ngồi vào bồn cầu hoặc phải vệ sinh cho các em khi có sự cố xảy ra. Nếu như làm điều đó, giáo viên sẽ mất cả giờ dạy”, Phil Rumore, Chủ tịch Liên đoàn Giáo viên Buffalo, từng chia sẻ vào năm 2019.
Theo Liên đoàn Giáo viên Buffalo, 43 em học sinh đến trường không biết đi vệ sinh sao cho đúng cách, dẫn đến việc bị bạn cùng lớp trêu chọc.
“Tôi không đổ lỗi cho cha mẹ, bởi vì trong một số trường hợp, có những em mắc chứng tự kỷ, hoặc gặp vấn đề về cảm xúc hoặc thể chất. Một số em mắc các bệnh lý có các lựa chọn hạn chế để đại tiện và điều này buộc phải dùng bỉm thay thế”, ông Rumore giải thích.
Theo các chuyên gia từ trang mạng Parent.com, các gia đình cần để ý các dấu hiệu cho thấy có thể dạy trẻ sử dụng nhà vệ sinh, bao gồm biểu hiện khuôn mặt và dạy trẻ thể hiện nhu cầu khi muốn đi vệ sinh.
Từ chiều tối 25/11, không khí lạnh mạnh sẽ tràn đến miền Bắc, kéo nhiệt độ thấp nhất ở vùng núi tuần tới xuống dưới 10 độ, Hà Nội 14 độ C.
Đội tuyển Việt Nam tập trung rèn đấu pháp trong khuôn khổ chuyến tập huấn Hàn Quốc để có sự chuẩn bị tốt nhất cho ASEAN Cup 2024.
Thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; Chỉ thị số 19-CT/TU, ngày 06/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng, Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Liêm đã chỉ đạo biên soạn, xuất bản Bộ tài liệu tuyên truyền, giáo dục Lịch sử Đảng bộ huyện (giai đoạn 1930-2020) đưa vào giảng dạy trong các trường học và trung tâm chính trị trên địa bàn.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.