Trong một buổi học cuối năm của trẻ lớp A5, Trường Mầm non Liêm Chính (TP Phủ Lý), hầu hết các bé 5 tuổi đã nhận biết đầy đủ số, chữ cái, học làm quen với cách cầm bút, tư thế ngồi viết... Cô giáo Ngô Thị Bạch Mai, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trong kế hoạch giáo dục của nhà trường, việc hỗ trợ trẻ 5 tuổi có kiến thức, kĩ năng tốt, tự tin khi vào học lớp 1 đã được chỉ đạo thực hiện có nền nếp. Trên cơ sở đánh giá trẻ theo từng giai đoạn, thời điểm, việc hỗ trợ của giáo viên bảo đảm có các phương pháp phù hợp điều kiện thực tế và mức độ nhận biết của trẻ. Nhà trường còn phối hợp chặt chẽ với Trường Tiểu học Liêm Chính trong việc phân công giáo viên lớp 1 đến dự giờ học của lớp 5 tuổi, sau đó, hai nhà trường cùng họp, trao đổi chuyên môn, tư vấn góp ý cho giáo viên mầm non trong cách hướng dẫn trẻ kỹ năng, kiến thức. Đây là tiền đề quan trọng để trẻ có tâm thế sẵn sàng chuyển sang bậc học phổ thông.
Ở các địa phương, ngay từ đầu năm học, các phòng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã duy trì tổ chức sinh hoạt chuyên môn giữa 2 cấp mầm non và tiểu học để triển khai kế hoạch hỗ trợ trẻ 5 tuổi giai đoạn chuyển tiếp; tổ chức hội thảo tập huấn công tác tổ chức các hoạt động chuẩn bị cho trẻ em 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1, giúp các nhà trường nắm bắt thực tế chương trình giáo dục của từng cấp học, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Để hỗ trợ tốt cho trẻ học lớp 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1, các nhà trường đã tổ chức các hoạt động truyền thông về sự cần thiết của việc chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1, vai trò của cha mẹ trong việc chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1; chỉ đạo giáo viên dạy các lớp 5 tuổi tích cực phối hợp với cha mẹ trẻ em để chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1; thường xuyên quan tâm, chỉ đạo việc nâng cao chất lượng thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục ở các lớp mẫu giáo 5 tuổi nhằm bảo đảm mục tiêu giáo dục của độ tuổi; phối hợp với các trường tiểu học trên địa bàn tổ chức một số hoạt động cho trẻ 5 tuổi làm quen với môi trường giáo dục ở trường tiểu học.
Với trẻ 5 tuổi vào lớp 1, đã có một số nguyên tắc được các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện nền nếp: không dạy trước chương trình lớp 1; trang bị toàn diện cho trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và một số năng lực, tính cách chuyên biệt để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; phối hợp giúp cha mẹ trẻ hiểu biết đúng đắn việc chuẩn bị cho trẻ những điều kiện về thể chất, tâm thế và các kỹ năng cần thiết để trẻ sẵn sàng đi học lớp 1.
Cô giáo Nguyễn Thị Hoa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Nhật Tân (Kim Bảng) chia sẻ: Quá trình giáo dục tại nhà trường chỉ tập trung cho trẻ làm quen với 29 chữ cái và 10 chữ số, cách cầm bút và sử dụng sách vở; thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Thông qua việc tạo nhiều hoạt động giáo dục phong phú, phù hợp với độ tuổi đã tạo cơ hội cho trẻ được học bằng nhiều cách, giúp nuôi dưỡng tính chủ động, sáng tạo và các khả năng quan sát, nhận xét, biểu đạt của trẻ.
Được biết, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chủ động bố trí đủ 2 giáo viên/lớp 5 tuổi và có sự phân công, tạo nhóm làm việc cho giáo viên để các giáo viên có sự hỗ trợ lẫn nhau, người trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn các bài học, người tìm chủ đề, xây dựng nội dung bài học một cách phù hợp nhất cho trẻ. Đã có nhiều hoạt động giáo dục được duy trì, triển khai tốt mang tới cho trẻ những bài học làm quen với chữ, với số, trẻ được hướng dẫn những kỹ năng sống cần thiết, giúp trẻ được học, được chơi theo đúng nội dung chương trình giáo dục mầm non. Các giáo viên có kế hoạch giáo dục cụ thể trong việc hỗ trợ trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1; cho trẻ từng bước được làm quen và thích ứng dần với những thay đổi về chế độ sinh hoạt, hoạt động học tập khi học ở cấp tiểu học. Trong các giờ học, tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động tập thể, xây dựng dần cho trẻ ý thức tập thể; thường xuyên giúp trẻ hình thành các kỹ năng, động cơ đi học hiệu quả cho trẻ.
Không chỉ dừng lại ở việc dạy kiến thức, rèn kỹ năng cho trẻ tại lớp, các trường mầm non còn làm tốt việc hỗ trợ cha mẹ trẻ thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ đúng cách; cung cấp, khai thác và chia sẻ cho cha mẹ trẻ một số chương trình dành cho trẻ mầm non sẵn có, góp phần hỗ trợ tối đa cho trẻ về cả nhận thức, kỹ năng, tinh thần và tâm thế tự tin để trẻ sẵn sàng vào lớp 1.
Theo đó, đã hướng dẫn phụ huynh rèn luyện cho trẻ thói quen sinh hoạt hằng ngày để giúp trẻ nhanh chóng thích ứng với chế độ sinh hoạt mới; hướng dẫn chuẩn bị cho trẻ làm quen với môi trường mới; khuyến khích cha mẹ tham gia hỗ trợ trẻ trong các hoạt động học tập ở trường mầm non và giai đoạn đầu trẻ đi học lớp 1; hướng dẫn cha mẹ thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho trẻ trở thành một học sinh độc lập; hướng dẫn cha mẹ thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho trẻ các kỹ năng xã hội cần thiết, góp phần hỗ trợ tối đa để trẻ sẵn sàng vào lớp 1.
Nam Phi nằm ở Nam bán cầu nên Giáng sinh rơi vào mùa Hè.
Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Yên Nam, thị xã Duy Tiên hiện có hơn 455 hội viên, sinh hoạt tại 7 chi hội. Những năm gần đây, phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” luôn được hội phát động sâu rộng và triển khai có hiệu quả, qua đó phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó vươn lên của cán bộ, hội viên CCB.
Hãy tưởng tượng bạn đang ở một nơi giữa đại dương trải dài vô tận và người hàng xóm gần nhất cách đó hơn 2.400 km. Tristan da Cunha không chỉ ở xa, hòn đảo này là một thế giới tách biệt.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.