Trước đây, cả chục năm TP. Phủ Lý mới có một trường THCS được công nhận đạt chuẩn. Có những trường học trong nhiều năm phải thực hiện các nhiệm vụ giáo dục với điều kiện cực kỳ khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu phòng học, phòng học xuống cấp trầm trọng làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục chung, khiến dư luận có nhiều bức xúc.
Nhận thấy sự bất cập đó, trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng cơ sở vật chất của các nhà trường, lãnh đạo thành phố đã dành sự quan tâm ưu tiên về cơ chế, kêu gọi các nguồn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng một số trường học. Công trình xây dựng mới Trường THCS Lương Khánh Thiện là một ví dụ điển hình. Từ nguồn hỗ trợ vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) lên tới 19,8 tỷ đồng (trong đó, 18 tỷ đồng dành cho xây dựng hạ tầng và 1,8 tỷ đồng phục vụ việc mua sắm đồng bộ trang thiết bị dạy học) ngay trong năm học 2016-2017, thầy và trò nhà trường đã được tiếp nhận bàn giao, đưa vào sử dụng một công trình trường học có đầy đủ phòng học, phòng chức năng cùng hệ thống các trang thiết bị dạy, học đồng bộ và được đón bằng công nhận đạt CQG.
Hay như ở Trường THCS Trần Quốc Toản, từ giữa năm học 2017-2018, nhà trường đã được thành phố đầu tư gói hỗ trợ khoảng 7 tỉ đồng cho xây dựng thêm một công trình nhà cao tầng với 5 phòng dành làm phòng chức năng, phòng bộ môn. Công trình được đầu tư xây dựng và hoàn thiện giúp học sinh Trường THCS Trần Quốc Toản không còn phải học hai ca, đồng thời giúp nhà trường hoàn thành mục tiêu trở thành trường CQG vào đầu năm học mới 2018-2019. Ở một số trường khu vực ngoại thành như: THCS Lê Hồng Phong, Mầm non Trịnh Xá, Mầm non Tiên Hiệp... với sự vào cuộc hỗ trợ từ nhiều phía, sau một thời gian nỗ lực đã dần giải quyết được những khó khăn, vướng mắc để sớm được công nhận là trường CQG trong năm học 2018-2019. Ông Trịnh Xuân Thắng, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Phủ Lý cho biết: Trên thực tế, các trường chưa được công nhận đạt chuẩn cơ bản đã nằm trong quy hoạch phát triển, xây dựng, có quỹ đất và mặt bằng, đang trong quá trình đợi ngân sách hỗ trợ hoặc dự án đầu tư. Một số đơn vị trường học có khó khăn hơn như: Mầm non Tiên Hiệp, Mầm non Đinh Xá, THCS Đinh Xá, THCS Tiên Hải, thậm chí với các trường thuộc top cuối gồm THCS Liêm Tuyền, THCS Tiên Hiệp cũng phấn đấu hoàn thành trước các tiêu chí về chất lượng giáo dục, đội ngũ để đến khi được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất sẽ đẩy nhanh hơn việc được công nhận đạt chuẩn.
Tuy nhiên, trong công tác xây dựng trường CQG trên địa bàn thành phố hiện còn đặt ra một số hạn chế cần được quan tâm giải quyết. Về đội ngũ, các cấp tiểu học và THCS đã cơ bản bảo đảm được cả số lượng cũng như trình độ đào tạo nhưng ở nhiều trường đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn của cấp học mầm non vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên theo quy định. Về cơ sở vật chất, hệ thống phòng học, thiết bị dạy học của một số trường đạt CQG đang xuống cấp nhưng chậm được đầu tư sửa chữa. Ở nhiều trường, tuy đã sớm được công nhận đạt CQG từ giai đoạn 2010-2015 nhưng đến nay vẫn còn thiếu phòng học, phải tận dụng hết các phòng chức năng. Thậm chí, với những trường nằm trong kế hoạch được công nhận đạt CQG năm học 2018-2019 do tiến độ đầu tư mua sắm tập trung theo quy định được triển khai thực hiện quá chậm khiến cho các trường dù đã có đầy đủ phòng học, phòng chức năng nhưng lại chưa được trang bị hệ thống bàn ghế và các thiết bị dạy học cần thiết. Một số nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa, cơ sở có điều kiện ngân sách bảo đảm đầu tư mua sắm nhưng không thể thực hiện được vì sẽ sai quy định. Cô giáo Đỗ Thị Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản chia sẻ: Trong điều kiện phụ thuộc nguồn vốn như hiện nay, buộc các nhà trường phải có sự tính toán và thực hiện đầu tư theo từng hạng mục chứ không thể đầu tư toàn diện được. Kéo theo đó là sự bất cập về mục tiêu đầu tư đồng bộ hóa trang thiết bị, làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học thực tế… Được biết, cũng bởi phụ thuộc cơ chế đầu tư mua sắm tập trung nên đã có trường mới chỉ có khung vỏ phải đi mượn bàn ghế, thiết bị của trường bạn để chuẩn bị đón các đoàn kiểm tra nhà trường trước khi công nhận đạt chuẩn. Những khó khăn, vướng mắc này cần được các cấp, ngành quan tâm giải quyết để thành phố hoàn thành được các mục tiêu về xây dựng trường CQG theo đúng lộ trình, giữ vững được chất lượng các trường CQG.
Thanh Hà
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 - 2025.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.
Chiều 22/11, tại sân bóng đá cỏ nhân tạo phường Lam Hạ (thành phố Phủ Lý), Đoàn Khối các cơ quan tỉnh tổ chức trao giải Giải Bóng đá Đoàn Khối các cơ quan tỉnh lần thứ XIII và hưởng ứng Chương trình "Những bước chân nhân ái vì cộng đồng" năm 2024. Dự trao giải có các đồng chí: Trần Nguyễn Hiền Anh, TUV, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Chánh văn phòng Tỉnh ủy; Đặng Anh Tuấn, TUV, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.